Chia sẻ cho các bạn, nhiều bảng tính sức chịu tải của cọc nhằm giúp các bạn xác định nhanh SCT của cọc, từ đó đưa ra phương án bố trí nền móng công trình phù hợp. Download: Fshare - Bảng tính sức chịu tải cọc Google Drive - Bảng tính sức chịu tải cọc Password nếu có: www.dembuon.vn --- --- Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 “Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế” xuất bản đã khắc phục được những nhược điểm chí tử mà người thiết kế gặp phải và ngầm hiểu với nhau mà TCXDVN 205:1998 do lỗi chính tả hay chỉ dẫn chưa rõ ràng. Điều quan trọng hơn là sức chịu tải của cọc dự báo theo tiêu chuẩn mới cho giá trị cao và gần với thực tế thí nghiệm nén tĩnh của hàng vô số công trình trong suốt hơn chục năm của thực tế dùng móng cọc. Như vậy, về cơ sở lý thuyết đã rõ ràng. Nhiệm vụ của người thiết kế giờ là ứng dụng tiêu chuẩn mới trong công tác dự báo sức chịu tải của cọc bằng cách xây dựng công cụ (phần mềm, bảng tính Excel…). Sau đây xin trình bày các bước ứng dụng TCVN 10304:2014 một cách thực tế nhất cho 2 loại cọc phổ biến là cọc khoan nhồi và cọc đóng/ép. Tính toán sức chịu tải theo vật liệu cọc Hầu hết trường hợp thiết kế thực tế là cọc chịu lực nén đúng tâm do đài truyền vào từ công trình bên trên, vật liệu cọc bêtông cốt thép thường. Dùng công thức tính toán như cấu kiện bêtông chịu nén đúng tâm của TCVN 5574:2012 như sau: PVL=φ(RbAb+RscAst) Diễn giải công thức: Ast là tổng diện tích cốt thép dọc trong cọc Ab là diện tích bêtông trong cùng tiết diện cọc Rsc là cường độ tính toán về nén của cốt thép Rb là cường độ tính toán về nén của bêtông cọc, bằng cường độc tính toán gốc của bêtông nhân với các hệ số điều kiện làm việc γcb.γcb′ như sau: γcb=0,85 kể đến đổ bêtông trong khoảng không gian chật hẹp của hố khoan, ống vách γcb′ kể đến phương pháp thi công cọc, trường hợp phổ biến là cọc khoan nhồi tương ứng trường hợp ghi trong TCVN 10304:2014 là Trong các nền, việc khoan và đổ bêtông vào lòng hố khoan dưới dung dịch khoan hoặc dưới nước chịu áp lực dư (không dùng ống vách) γcb′=0,7. Các trường hợp khác xem mục 7.1.9 của tiêu chuẩn. Với cọc bêtông cốt thép đúc sẵn đóng, ép, các hệ số γcb=γcb′=1. φ là hệ số giảm khả năng chịu lực do ảnh hưởng của uốn dọc, theo TCVN 5574:2012: Với λ⩽28,φ=1 Với 28<λ⩽120,φ=1,028−0,0000288λ2−0,0016λ Thông thường đối với nền có nhiều lớp đất dính dọc theo thân cọc, giá trị sức chịu tải đất nền tính theo công thức Nhật Bản thường lớn hơn công thức Meyerhof. Người thiết kế nên chọn giá trị làm sức chịu tải dự báo theo một trong hai công thức trên, từ đó quyết định giá trị tải trọng thí nghiệm nén tĩnh max làm căn cứ điều chỉnh cho cọc đại trà sau này. Kiểm tra khả năng chịu tải của cọc Theo quy định của TCVN 10304:2014, tải trọng nén dọc trục tác dụng lên cọc cần so sánh với sức chịu tải tính toán theo vật liệu và theo đất nền (Qa) như tính toán ở trên. Tải trọng công trình truyền lên móng là tải trọng tính toán (có hệ số vượt tải) theo tiêu chuẩn Việt Nam, do tiêu chuẩn tính toán theo phương pháp Trạng thái giới hạn. Kết luận Cách thực hành tốt nhất là lập bảng tính Excel tính toán sức chịu tải theo đất nền tại từng độ sâu mũi cọc so với mặt đất, từ đó có thể vẽ biểu đồ sức chịu tải cọc theo chiều sâu hạ cọc và người thiết kế lựa chọn chiều sâu hạ mũi cọc để được sức chịu tải hợp lý.