Phương Pháp Nhận Biết Các Linh Kiện Trên Máy Laptop

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Pussy, Thg 1 22, 2017.

  1. Pussy

    Pussy New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    950
    Khi sửa chữa Laptop, việc đầu tiên là bạn phải xác định được các linh kiện trên máy, bạn không thể sửa được các mạch nguồn nếu không biết IC điều khiển nguồn nằm ở đâu ? Bạn cũng không thể sửa được tiếng khi bạn không thể nhận biết IC Card sound.

    Sau đây là một số đặc điểm giúp bạn nhận biết các linh kiện trên máy Laptop:

    [​IMG]

    1. Nhận biết CPU

    CPU là linh kiện có thể tháo lắp dễ dàng

    CPU được gắn trên Socket 478 hoặc 479

    Là linh kiện co tỏa nhiệt và quạt tỏa nhiệt

    2. Nhận biết chipset bắc

    [​IMG]

    Chipset bắc là linh kiện lớn nhất trên máy.

    Thường đứng cạnh CPU.

    Là IC chân gầm, có một số tụ ở trên lưng chip.

    Thường sử dụng chip Intel.

    3. Nhận biết chipset nam

    [​IMG]

    Chipset nam thường đứng ở góc Main.

    Là IC chân gầm.

    Thường sử dụng Chip Intel và có số hiệu là 82801xyz trong đó xyz là 3 ý tự như FBM hoặc DBM ....

    Bên cạnh Chipset nam thường có thạch anh 32,768KHz.

    4. Nhận biết chip video

    Chip Video có lọai là chip on và chip rời.

    Chip on là chip được tích hợp trong Chipset bắc, các Chipset bắc Intel thường tích hợp chip Video.

    Chip rời là một IC độc lập, hàn cố định trên Main, thường sử dụng các IC của các hãng ATI, nDIVIA, SIS.

    [​IMG]

    5. Nhận biết chip SIO

    Chip SIO của dòng máy IBM được chia làm 3 chip đó là:

    PMH4 - Là chip điều khiển các nguồn xung .

    H8/... - Là chip có chức năng điều khiển bàn phím, chuột, mạch xạc pin, và chỉnh các chức năng của máy như chỉnh âm lượng, chính sáng tối.

    TSURUMAI (vid dụ chip TB62501) - Là chip thực hiện các chức năng bảo vệ, giám sát toàn bộ các điện áp của máy.

    Chip SIO của các dòng máy khác IBM - như ASUS, ACER, HP, SONY, SAMSUNG, LENOVO, DELL, COMPAQ..

    Các dòng máy này chỉ có một chip SIO duy nhất, chúng có những đặc điểm nhận biết sau đây:

    Thường sử dụng chip của hãng SMSC, Winboarrd hoặc ENE

    Thường có các ký hiệu IT.., KB..., KBC..., LPC..., MEC..., PC..., WPC... như một số chip dưới đây.

    Là chip hình vuông, 4 hàng chân, bên cạnh hoặc phía sau thường có thạch anh 32,768K.

    6. Nhận biết ROM BIOS

    [​IMG]

    Rom 40 chân

    [​IMG]

    Rom 8 chân

    Hiện nay có 2 loại ROM được sử dụng trên các máy LAPTOP.

    ROM 40 chân thường sử dụng trên các máy Laptop đời trung, đời cũ.

    ROM 8 chân thường sử dụng trên các máy đời mới.

    ROM BIOS thường đứng bên cạnh SIO hoặc đứng gần chipset nam, loại ROM 8 chân thường có số là 25L..., 25X...

    7. Nhận biết IC - CLOCK GEN

    IC - Clock Gen có thể có hai hàng chân, có thể có 4 hàng chân, nhưng chip này luôn luôn có thạch anh 14.318 đứng bên cạnh để tạo dao động, thạch anh kết hợp với IC để tạo xung Clock.

    8. Nhận biết chip Sound xử lý tín hiệu âm thanh

    Chip Sound thường đứng về phía có rắc cắm tai nghe và rắc micro.

    Chip Sound có kích thước nhỏ, khoảng 1 x 1cm.

    Bên cạnh có thể có thạch anh 24.5 MHz.

    Khi tra cứu thì thấy ghi tiêu đề của chip là "Sound" hoặc "Audio Procesor".
     
    Last edited by a moderator: Thg 11 5, 2017
  2. Đang tải...
  3. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,451
    9. Nhận biết IC khuếch đại công suất âm thanh - Audio Amply.

    Thường là IC đứng giữa Sound và rắc cắm ra loa.

    Khi tra cứu thì chức năng của IC ghi ở dòng đầu tiên là Audio.

    10. Nhận biết IC Card NET

    Chip Card Net thường đứng về phía cổng kết nối mạng.

    Chip không có hình dáng cố định nhưng có đặc điểm là luôn luôn có thạch anh 25.000 đứng bên cạnh.

    11. Các đèn công suất Mosfet trên các mạch nguồn xung.

    Trên Laptop đèn Mosfet có 8 chân, ký hiệu là Q hoặc PQ

    Các đèn Mosfet đều có 8 chân.

    Có ký hiệu là Q hoặc PQ.

    Nếu để ý chân thì bạn thấy nó có nhiều chân chập chung làm một.

    Đèn Mosfet thường đứng gần các cuộn dây.

    12. Các IC dao động của các nguồn xung.

    Trên mỗi máy Laptop thường có từ 6 đến 10 nguồn xung, mỗi nguồn xung có một cuộn dây (trừ nguồn Vcore có 2 cuộn).

    Để nhận biết các IC dao động nguồn, ta dựa vào một số đặc điểm sau đây:

    IC dao động nguồn thường đứng bên cạnh hoặc phía sau các đèn Mosfet và cuộn dây.

    IC dao động nguồn thường có các ký hiệu như: ISL..., RT..., TPS..., MAX..., ADP..., BQ... (ví dụ TPS51120, MAX1631.)
    IC dao động đứng gần cuộn dây, Mosfet đứng ở phía sau của Main, ký hiệu là TPS51125.

    Bạn có thể tra cứu IC này trên http://datasheet.com

    95% IC dao động nguồn của Laptop đều có ở trên trang này mà hocnghetructuyen đã thống kê."Tra cứu IC nguồn Laptop" , bạn vào trang này tra cứu sẽ biết đó có phải là IC nguồn không và là IC gì trong 4 loại sau:

    IC dao động nguồn cấp trước.

    IC dao động nguồn thứ cấp.

    IC dao động nguồn VCORE

    IC dao động nguồn xạc.

    Mỗi máy Laptop có từ 5 đến 6 IC dao động nguồn, trong đó bao gồm:

    1 IC dao động cho nguồn VCORE.

    1 IC dao động cho mạch xạc pin.

    1 IC dao động cho hai điện áp 5V và 3V cấp trước.

    Ngoài ra có từ 2 đến 3 IC dao động cho các nguồn điện thứ cấp.

    13. Nhận biết các Transistor.

    [​IMG]

    Các Transistor trên Laptop có thể thuộc một trong 3 loại ở trên.

    Với các đèn số thì có thêm điện trở hạn dòng mắc vào cực B và từ B sang E, mục đích là người ta có thể đưa thẳng lệnh 3V vào chân B mà không cần mắc R hạn dòng bên ngoài, khi đo các đèn này thì trở kháng BE một chiều là vô cùng một chiều có R khoảng 1K (Bạn lưu ý kẻo nhầm với đèn bị hỏng).

    Với các đèn Transistor FET thì cách đo giống như đo Mosfet.

    Transistor 6 chân

    Với các đèn 6 chân nhưng có nhiều chân đấu chung mạch in như trên thì chúng vẫn là đèn đơn và chúng thường được sử dụng làm mạch công tắc điện tử, ví dụ đèn công tắc đóng điện áp 5V thứ cấp trên máy IBM T42.

    Ký hiệu là Q hoặc PQ.

    Các đèn kép 5 chân

    Nếu linh kiện có 5 chân như trên nhưng ký hiệu là Q hoặc PQ thì đó có thể là đèn kép, bên trong có 2 đèn

    14. Các IC ổn áp tuyến tính.

    IC ổn áp 5 chân

    IC ổn áp 4 chân

    15. Nhận biết các Đi ốt.

    [​IMG]

    Đi ốt là các linh kiện có ký hiệu là D

    Trên Laptop thường có một số đi ốt ổn áp loại 3 chân, bên trong đi ốt này có thể có 1 đi ốt đơn, có thể có hai đi ốt như hình dưới.

    16. Nhận biết các tụ điện

    Có hai loại tụ điện là tụ hoá và tụ gốm trên máy.

    Tụ hoá: Là các tụ hình trụ hoặc hình chữ nhật, có ký hiệu là C hoặc PC...

    Các tụ gốm: là các tụ có mầu nâu đỏ, mầu đất sét, có ký hiệu là C hoặc PC, là các tụ không phân cực. các tụ gồm to thường sử dụng để lọc nhiễu cho đường điện áp 19V (nguồn đầu vào), các tụ gốm nhỏ dùng để lọc nhiễu cho điện áp thấp hoặc được sử dụng trong các mạch tạo dao động.

    17. Nhận biết các điện trở

    [​IMG]

    Các điện trở có mầu đen, có ký hiệu là R hoặc PR.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này