Phân Biệt Các Chế Độ Tắt Máy Tính: Shutdown, Hibernate, Sleep…

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Pussy, Thg 3 14, 2019.

  1. Pussy

    Pussy New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    950
    Bạn là người sử dụng máy tính thường xuyên, nhưng chưa hẳn bạn đã biết hết các chế độ tắt máy tính, để nhằm sử dụng chúng một cách thật hợp lý, áp dụng trên chiếc máy tính của mình.

    Đối với các chế độ tắt máy như Shutdown, Restart hay Sleep có thể bạn đã biết, nhưng vẫn còn đó các chế độ tắt máy tính khác nữa rõ ràng bạn mới chỉ nghe qua nhưng chưa hiểu sâu về chúng. Đặc biệt đối với những bạn mới tập tành sử dụng máy tính thì vấn đề này lại càng trở nên khó khăn.

    Trong bài viết này, BkViet sẽ chỉ ra các điểm khác biệt giữa các chế độ tắt máy tính. Cũng như nêu ra quan điểm, bạn nên sử dụng chế độ tắt máy nào trong trường hợp nào, sử dụng chúng ra làm sao cho hợp lý..

    A. TÌM HIỂU VỀ CÁC CHẾ ĐỘ TẮT MÁY TÍNH

    1. SHUTDOWN (TURN 0FF)

    Shutdown hay còn gọi là Turn Off (Turn Off là chế độ thường được dùng nhiều trong Windows XP).

    Đây là chức năng đã quá quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất. Đối với chúng ta, khi chưa có hiểu biết nhiều về các chế độ tắt máy tính này, thường bạn sẽ sử dụng chức năng Shutdown để tắt máy.

    Shutdown là gì? Shutdown là chế độ tắt máy hoàn toàn, tức là mọi thành phần trong máy của bạn sẽ ngừng hoạt động và điều đó đồng nghĩa với việc máy của bạn sẽ không còn bị tiêu tốn điện năng. Nhưng khi bạn khởi động nó lên, chế độ Shutdown sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn 2 chức năng Hibernate và Sleep được giới thiệu phía dưới đây. Nhưng dù sao đây cũng là chế độ tắt máy quan trọng và cần thiết nhất trên một chiếc máy tính.

    2. SLEEP (STANDBY)

    Sleep hay còn gọi là Standby (Standby là chế độ thường được dùng nhiều trong Windows XP), hoặc bạn cũng có thể gọi là Chế độ ngủ trưa.

    [​IMG]

    Chế độ tắt máy tính Sleep.

    Đây cũng là chế độ tắt máy được nhiều người sử dụng. Về cơ bản khi kích hoạt chế độ này, máy tính của bạn cũng sẽ tắt: Tắt màn hình, bàn phím chuột cũng không hoạt động, USB các thiết bị ngoài cũng dừng hẳn.. Còn 2 thành phần quan trọng là CPURAM vẫn hoạt động để đảm bảo thể trạng cho máy tính, đồng nghĩa rằng các chương trình bạn đang mở thì vẫn còn nguyên chứ không bị tắt. Khi bạn mở lại máy thì dữ liệu trên máy sẽ được nạp trong vài giây và bạn lại có thể tiếp tục các công việc của mình.

    Chế độ Sleep sẽ thích hợp đối với trường hợp bạn muốn dừng làm việc trên máy tính trong một thời gian ngắn, ví dụ: Đi ngủ trưa 20 phút, đi ăn trưa..

    3. HIBERNATE

    Hibernate còn được gọi là Chế độ ngủ đông.

    Với chế độ tắt máy tính này, các dữ liệu sẽ được lưu tạm thời vào các tệp tin trên ổ cứng (HDD/SSD), thay vì lưu trữ trên bộ nhớ RAM. Cho đến khi nào bạn mở lại thì dữ liệu đó sẽ nhanh chóng được lấy ra từ ổ cứng và sau đó nạp thẳng vào bộ nhớ RAM, để bạn có thể tiếp tục thực hiện các công việc.

    Hibernate về mặt tác dụng khá giống với chế độ Sleep, tuy nhiên bạn nên hiểu rõ giữa ngủ trưa với ngủ đông, ngủ đông sẽ cho bạn nhiều thời gian hơn. Việc áp dụng trên máy tính cũng vậy, khi bạn sử dụng chế độ Hibernate đồng nghĩa rằng bạn có thể tắt máy trong khoảng thời gian dài hơn so với Sleep, mà không làm ảnh hướng gì tới máy tính của bạn.

    4. RESTART

    Restart là chế độ khởi động lại máy. Điều đó có nghĩa rằng, máy tính của bạn sẽ không bị tắt và tất cả các chương trình đều được khôi phục lại nguyên trạng như: Bộ nhớ RAM, các tiến trình của CPU..

    Với chế độ tắt máy tính này sẽ là cần thiết trong những trường hợp như: Sau khi diệt Virus, máy bị lỗi hoặc bạn nghi ngờ bị lỗi, phần mềm đang hoạt động bỗng nhiên bị lỗi, bạn cài đặt một phần mềm nào đó và bạn cần khởi động lại máy để quá trình cài đặt hoàn tất giúp cho phần mềm hoạt động được tốt hơn..

    5. LOCK

    Lock là chế độ bảo vệ màn hình, các chương trình trên máy tính.

    Nếu bạn không cài mật khẩu cho máy tính, khi sử dụng Lock nó chỉ chuyển sang chế đô bảo vệ màn hình mà thôi. Còn trường hợp bạn có cài mật khẩu, khi bạn sử dụng Lock thì sau đó bạn cần nhập vào mật khẩu mới có thể truy cập được vào máy tính của mình. Nói tóm lại, Lock là chế độ thoát màn hình và chống người khác truy cập trái phép vào máy tính.

    6. LOG OFF (SIGN OUT) :

    Log Off (thường được dùng nhiều trên Windows XP, Windows 7) và Sign Out (thường được dùng nhiều trên Windows 8, Windows 10). Mặc dù tên gọi khác nhau, nhưng chúng đều có chung một tác dụng đó là "đăng xuất tài khoản Windows".

    Đây là tính năng giúp bạn đăng xuất khỏi phiên làm việc trên máy tính. Windows là hệ điều hành "đa nhiệm", vì vậy bạn sẽ dễ dàng quản lý máy tính của mình trên nhiều tài khoản khác nhau . Giả sử bạn sử dụng tài khoản A cho phiên làm việc trên máy tính của bạn, sau đó bạn sử dụng tính năng Log Off (Sign Out) để đăng xuất tài khoản A này và bạn có thể đăng nhập vào phiên làm việc trên tài khoản B.

    Khi bạn mở máy lên, tức là bạn đã đăng nhập vào hệ thống và có quyền kiểm soát tất cả, bạn là người có vai trò quản lý cao nhất. Log Off (Sign Out) là chức năng thoát ra khỏi máy tính, bạn sẽ không làm được gì nếu không Log In (đăng nhập) vào.

    7. SWITCH USER

    Nếu như Log Off (Sign Out) là tính năng để đăng xuất tài khoản, thì Switch User lại được dùng để chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản trên Windows.

    [​IMG]

    Switch User – chức năng chuyển đổi các tài khoản Windows.

    Ví dụ bạn đang đăng nhập với tài khoản A, bạn khóa máy lại với tài khoản A này và sau đó chuyển sang tài khoản B trong khi tài khoản A vẫn đang được đăng nhập.

    Nói vậy chắc các bạn cũng đã hiểu, vì mọi thông tin đã được nói rõ thông qua mục Log Off (Sign Out) ở phía trên rồi.

    B. CÁC CHẾ ĐỘ TẮT MÁY TÍNH NÊN SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP LÝ?

    Nếu bạn đã hiểu hết về các chế độ tắt máy tính này, thì đó cũng là sự cần thiết cho bạn. Còn nếu bạn chưa biết cách sử dụng, BkViet.com xin chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm như sau:

    • Bạn nên sử dụng Sleep trong khoảng thời gian ngắn (<2 tiếng), mục đích là để dễ dàng bật máy trở lại. Nên sử dụng chế độ Hibernate (<6 tiếng) khi bạn có công việc đột xuất nào đó, nhưng vẫn muốn sử dụng máy thường xuyên. Đối với Shutdown, nếu 2-3 ngày bạn mới có ý định sử dụng máy của mình, thì nên sử dụng chế độ này.
    • Vào mùa Đông, cứ sau khoảng vài ngày bạn mới Shutdown cũng chả sao. Tuy nhiên cứ sau 12 tiếng bạn nên Restart máy 1 lần, mục đích là để làm mới hệ thống cho máy hoạt động trơn tru trở lại. Còn vào mùa hè, cứ sau 8 tiếng bạn nên Restart 1 lần, sau 1 ngày nên Shutdown máy để máy được ổn định hơn, rồi một vài tiếng sau sử dụng lại cũng được. Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao, máy dễ có hiện tượng sốc điện, ngoài ra nhiệt độ cao cũng ảnh hướng nhiều tới các linh kiện bên trong máy tính, đặc biệt là tuổi thọ của CPU.. Vì vậy, bạn nên giám sát nhiệt độ máy tính của mình thông qua các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng như CPU-Z. Nếu thấy nhiệt độ tăng cao đột ngột, nên tìm cách hạ nhiệt độ máy xuống: Dùng quạt tản nhiệt, tắt bớt các chương trình không cần thiết..
    • Nếu dùng máy trong thời gian "dài", bạn tuyệt đối không nên Shutdown tắt máy ngay, mà bạn nên Restart máy rồi mới Shutdown. Bởi lẽ như đã nói ở trên, Restart sẽ khởi động lại toàn bộ hệ thống về mặc địch ban đầu, giúp giải phóng bộ nhớ RAM, CPU.. và các thành phần khác. Shutdown ngay sẽ không tốt cho các thành phần trong máy tính, giảm tuổi thọ của CPU làm ảnh hướng ít nhiều tới hiệu năng của máy.

    C. KẾT LUẬN

    Vâng, BkViet.com đã cùng bạn đọc tìm hiểu về các chế độ tắt máy tính, cũng như nêu ra quan điểm bạn nên sử dụng các chế độ tắt máy như thế nào cho hợp lý. Thực ra, chưa có nghiên cứu thiết thực nào nói rằng, chế độ Shutdown sẽ tốt hơn Sleep, Hibernate.. và ngược lại. Cái này còn phải tùy thuộc vào cấu hình máy và cách sử dụng của bạn, "cái gì quá cũng không tốt" vậy nên bạn đừng quá lạm dụng các chế độ tắt máy tính. Cứ theo cảm nhận của riêng bạn để sử dụng hợp lý cho từng trường hợp cụ thể.

    Bạn đang xem bài viết Phân biệt các chế độ tắt máy tính: Shutdown, Hibernate, Sleep.. Nếu thấy hữu ích bạn nhớ đánh giá và chia sẻ bài viết nhé. Để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp. Chúc các bạn thành công!
     
    Last edited by a moderator: Thg 11 1, 2019
  2. Đang tải...
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này