Tại sao phải phân vùng và định dạng đĩa cứng? Khi bạn mua một ổ đĩa cứng mới gắn vào máy tính. Bạn phải phân vùng và định dạng nó thì mới có thể sử dụng được. Bạn có thể chia ổ cứng của mình thành nhiều phân vùng khác nhau hoặc chỉ tạo 1 phân vùng trên ổ cứng. Dù thế nào phải có ít nhất 1 phân vùng trên ổ cứng để có thể sử dụng. Tìm hiểu về MBR và GPT MBR và GPT đều là hai tiêu chuẩn của ổ cứng quy định cách thức nhập xuất dữ liệu, sắp xếp và phân vùng ổ đĩa. MBR: Master Boot Record (MBR) là 512 byte đầu tiên của một thiết bị lưu trữ. Nó chứa một hệ thống nạp khởi động và bảng phân vùng của đĩa cứng. Nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khởi động trong hệ thống BIOS. Hỗ trợ ổ cứng tối đa 2 TB (2 000 GB). Hỗ trợ tối đa 4 phân vùng trên mỗi ổ đĩa. Có thể sử dụng trên cả máy tính dùng chuẩn BIOS hay UEFI. GPT: GPT (GUID Partition Table). Nó là chuẩn mới thay thế cho MBR. Nó kết hợp với UEFI , UEFI đang thay thế cho BIOS cũ kĩ trên nhiều Motherboard mới. Hỗ trợ ổ cứng tới 1 ZB ( 1 tỷ TB). Hỗ trợ tối đa 128 phân vùng ổ đĩa. Chỉ hỗ trợ các máy tính dùng chuẩn UEFI. Chọn MBR hay GPT? Bạn cần cân nhắc các yếu tố sau trước khi quyết định sử dụng MBR hay GPT: Để dual-boot với Windows (cả 32-bit và 64-bit) phải sử dụng Legacy BIOS, MBR. Để dual-boot Windows 64-bit sử dụng UEFI thay vì BIOS, phải dùng GPT. Nếu bạn đang cài hệ điều hành cho các máy tính cũ hãy dùng MBR vì BIOS của nó có thể không hỗ trợ GPT. Nếu bạn phân vùng ổ đĩa 2 TB hoặc lớn hơn, bạn cần sử dụng GPT. Tìm hiểu các định dạng File System trong Linux Để bắt đầu sử dụng một ổ cứng mới sau khi phân vùng xong bạn cần phải định dạng nó nữa. Linux có nhiều định dạng File System cho bạn lựa chọn. Thông thường nhất hiện nay mọi người sử dụng định dạng Ext4. Tuy nhiên tuỳ vào mục đích sử dụng của mình bạn có thể lựa chọn các định dạng khác nhau: Ext – Extended file system: là định dạng file hệ thống đầu tiên được thiết kế dành riêng cho Linux. Có tổng cộng 4 phiên bản Ext1, Ext2, Ext3, Ext4. Hiện nay đa phần người dùng sử dụng định dạng Ext4 vì nó có thể giảm bớt hiện tượng phân mảnh dữ liệu trong ổ cứng, hỗ trợ các file và phân vùng có dung lượng lớn… XFS: Khá tương đồng với Ext4 về một số mặt nào đó, chẳng hạn như hạn chế được tình trạng phân mảnh dữ liệu, không cho phép các snapshot tự động kết hợp với nhau, hỗ trợ nhiều file dung lượng lớn, có thể thay đổi kích thước file dữ liệu… JFS: Điểm mạnh của JFS là tiêu tốn ít tài nguyên hệ thống, đạt hiệu suất hoạt động tốt với nhiều file dung lượng lớn và nhỏ khác nhau. Tốc độ kiểm tra ổ đĩa nhanh hơn so với các phiên bản Ext. Và nhiều định dạng khác…. Hướng dẫn phân vùng và định dạng đĩa cứng trong Linux. Sử dụng Gparted (công cụ có giao diện đồ hoạ). Trang chủ: http://gparted.org/download.php Bạn có thể tìm thấy cách để cài đặt Gparted ngay trên trang chủ của nó. Và mình nghĩ là ít nhiều các bạn ở đây cũng đã từng phân vùng đĩa cứng khi cài đặt Windows. Công cụ có giao diện đồ hoạ như thế này có lẽ mình không cần hướng dẫn chi tiết. Sử dụng lệnh trong terminal Để phân vùng cho ổ cứng chuẩn MBR thì sử dụng công cụ fdisk còn ổ cứng GPT thì sử dụng công cụ gdisk. Hai công cụ này là anh em với nhau, cách sử dụng cũng y chang nhau. Nếu bạn chưa có gdisk thì cài đặt nó: Mã: #Đối với hệ điều hành Ubuntu sudo apt-getinstall gdisk #Đối với hệ điều hành Fedora/CentOS su-c"yum install gparted" Để chuyển đổi ổ cứng chuẩn MBR sang GPT và ngược lại thì các bạn sử dụng lệnh gdisk như thế này: Mã: ChuyểntừMBR sang GPT sudo gdisk-g/dev/sdb ChuyểntừGPT sang MBR sudo gdisk-m/dev/sdb Nhắc lại một số lệnh cần biết trong command mode của công cụ fdisk: p In ra các partition đã chia n Tạo mới partition d Xoá partition q Thoát khỏi fdisk mà không lưu w Lưu những gì đã thực hiện và thoát