Giá trị của bitcoin nằm đâu?

Thảo luận trong 'Box VIP' bắt đầu bởi Admin, Thg 11 21, 2022.

  1. Admin

    Admin Administrator Thành viên BQT Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    147
    Giá trị của Bitcoin nằm ở đâu?

    Hiện nay do nhiều tác động tiêu cực xảy ra liên quan tới Bitcoin làm cho suy nghĩ của xã hội e dè khi nhắc tới có muốn sử dụng đồng tiền này không. Nghe nói đến Bitcoin là người ta lắc đầu ngao ngán, trong đầu họ đã sinh nghi với đồng tiền này vì đã gọi là tiền "ảo" thì cái gì ảo cũng là lừa lọc hết. Vậy điều đó có đúng không hay những sự việc xảy ra với Bitcoin đã làm người ta bị lu mờ đi giá trị thực của nó.

    [​IMG]

    Cách đây 10 năm, những đồng bitcoin đầu tiên trên thế giới ra đời. Kể từ đó, bitcoin đi đường đầy sóng gió với các vụ hack, biến động giá cả mạnh và bị giới chức giám sát mạnh mẽ.

    Tuy nhiên sau 10 năm, bitcoin từ đồng mã hóa gần như vô danh trở thành cái tên mà hầu như nhà nào cũng biết. CNBC dẫn lời Mati Greenspan, nhà phân tích thị trường tại nền tảng giao dịch eToro, cho hay: "Hơn 10 năm qua, nó đi từ chỗ gần như không tồn tại cho đến chỗ hầu như cả thế giới đều hiểu nó là gì, bất chấp họ đồng ý với nó hay không".

    Khái niệm bitcoin và công nghệ chuỗi khối hay blockchain đằng sau nó được trình bày trong tài liệu mô tả kỹ thuật được công bố tháng 10 năm 2008 bởi Satoshi Nakamoto, người mà đến nay danh tính thực vẫn còn là bí ẩn. Ông Nakamoto hình dung bitcoin là dạng tiền điện tử thay thế, không cần sự hậu thuẫn của chính phủ hay tổ chức tài chính. Giao dịch bitcoin đầu tiên diễn ra vào ngày 9 tháng 1 năm 2009.

    Bitcoin hoạt động dựa vào các thuật mã máy tính SHA -256 hash. Nền tảng, cấu trúc và kiến trúc của Bitcoin (Protocol) có nguồn gốc mờ (open source). Các lập trình viên đều biết về công nghệ này và đều biết nguồn mã này mọi người đều có thể kiểm tra được nhưng không ai có thể thay đổi được nó. Nếu muốn thay đổi, các lập trình viên sáng đếu phải đệ trình thống báo trên forum chính và được sự chấp thuận của đa số cộng đồng thì mới có thể tiến hành.

    Bitcoin được tạo ra từ sáng kiến kỹ thuật số được gọi là Blockchain. Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian.. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin blockchain được quản lý tự động.

    Vậy, bản chất của quan điểm này, cho rằng Bitcoin là đồng tiên nổi trội với chức năng là trung gian thanh toán, lưu thông quốc tế, tuy nhiên chức năng khác của tiền thì chưa thấy được đề cập đến Đặc biệt khái niệm về giá trị của đồng tiền Bitcoin cần được làm rõ hơn.

    Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số.

    Không giống như tiền pháp định, Bitcoin không có ngân hàng trung ương. Cấu trúc phi tập trung của nó cho phép tạo ra hệ thống tài chính độc nhất. Công nghệ blockchain đem lại nhiều lợi ích về bảo mật, tính tiện ích và các lợi ích khác. Công nghệ này còn làm thay đổi hoàn toàn cách thức chuyển giá trị trên toàn cầu. Theo nhiều cách, Bitcoin cũng có thể đóng vai trò như phương tiện lưu trữ giá trị tương tự như vàng.

    Theo quan điểm này, người ta cho rằng: Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được mã hóa xuất hiện vào năm 2008. Nó có thể được trao đổi, giao dịch trực tiếp bằng các thiết bị có kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào, không có ai quản lý, các giao dịch hoàn toàn được thực hiện ngay lập tức và ẩn danh.

    Ví dụ: Bạn ở Việt Nam gửi tiền qua Úc chỉ vài thao tác, người bên Úc nhận được tiền ngay lập tức, không cần qua một ngân hàng nào.

    Theo những người theo quan điểm này, Bitcoin là loại tiền mã hóa lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử loài người và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử quốc tế. Họ cho rằng: Thế giới của chúng ta, bao gồm mọi cá nhân, doanh nghiệp đều muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí, giảm tỷ lệ gian lận khi mua hàng.

    Họ có rằng: Đây là 1 cuộc cách mạng mang tầm cỡ thế giới khi bài toán giao dịch được giải quyết 1 cách rất thông minh bằng 1 đồng tiền không chịu bất cứ sự kiểm soát từ ai. Không ai có thể thay đổi phương thức vận hành, thuật toán.

    Một quan điểm trái chiều là không thiếu người có thẩm quyền, có uy tín khẳng định tiền mã hóa không có giá trị. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, bà Christine Lagarde, mới trả lời phỏng vấn: "Tôi từng nói nhiều lần các loại tiền mã hóa là cực kỳ mang tính đầu cơ, là tài sản rất rủi ro. Đánh giá khiêm tốn của tôi là nó không có giá trị gì hết. Nó không dựa trên bất kỳ cái gì, không hề có tài sản làm nền để đóng vai trò neo giữ an toàn".

    Tiền có ba chức năng: Phương tiện trao đổi, đơn vị kế toán, lưu giữ giá trị. Tiền mã hóa hầu như không thể dùng làm phương tiện trao đổi, các câu chuyện dùng Bitcoin để uống cà phê chỉ là biểu diễn mà thôi vì mỗi giao dịch vừa tốn thời gian, tốn tiền điện và tốn phí khá nhiều.

    Nó ắt hẳn không thể là đơn vị kế toán vì giá cả lên xuống bất thường, chỉ còn lại chức năng lưu giữ giá trị nên giờ đây hầu như mọi người, kể cả phe ủng hộ, đều xem tiền mã hóa là một loại tài sản chứ không phải tiền đúng nghĩa nữa.

    Bất kỳ tài sản nào cũng phải có một giá trị nội tại nào đó, tờ khăn giấy còn được dùng để lau miệng hay cái lông ngỗng còn được dùng làm đạo cụ trong phim Forrest Gump, nhưng tiền mã hóa không hề mang một giá trị nội tại nào, nó chỉ có giá đó là do thiên hạ nói vậy, bỏ cái niềm tin này đi thì nó là đồ bỏ đi - đó là ý của bà Largarde và nhiều người khác.

    Tại sao Bitcoin lại có giá trị?

    Giá trị của Bitcoin bắt nguồn từ nhiều thuộc tính. Sau cùng, cả tiền mã hóa và tiền pháp định đều có giá trị nhờ vào niềm tin. Chừng nào xã hội còn tin vào hệ thống tiền pháp định, tiền sẽ tiếp tục có giá trị. Bitcoin cũng tương tự như vậy: Đồng tiền này có giá trị bởi vì người dùng tin rằng nó có giá trị. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần xem xét.

    Không giống như tiền pháp định, Bitcoin không có ngân hàng trung ương. Cấu trúc phi tập trung của nó cho phép tạo ra hệ thống tài chính độc nhất. Công nghệ blockchain đem lại nhiều lợi ích về bảo mật, tính tiện ích và các lợi ích khác. Công nghệ này còn làm thay đổi hoàn toàn cách thức chuyển giá trị trên toàn cầu. Theo nhiều cách, Bitcoin cũng có thể đóng vai trò như phương tiện lưu trữ giá trị tương tự như vàng.

    Mặc dù có những điểm khác biệt đáng chú ý, nhưng BTC, với tư cách là đồng tiền kỹ thuật số, có một số điểm tương đồng với tiền pháp định mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Vì vậy, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về giá trị của tiền pháp định trước khi đi sâu vào hệ sinh thái tiền mã hóa.

    Hầu hết tiền mã hóa đều không có tài sản cơ sở. Thay vào đó, niềm tin một lần nữa lại đóng vai trò quan trọng đối với giá trị của tiền mã hóa. Ví dụ: Mọi người thấy việc đầu tư vào Bitcoin đem lại giá trị. Họ biết rằng những người khác cũng tin tưởng Bitcoin và chấp nhận BTC là hệ thống thanh toán và phương tiện trao đổi.

    Đối với một số loại tiền mã hóa, tính tiện ích cũng là yếu tố quan trọng. Để truy cập một số dịch vụ hoặc nền tảng, có thể bạn sẽ cần sử dụng token tiện ích. Do đó, một dịch vụ có cầu cao sẽ đem lại giá trị cho token tiện ích của mình. Không phải tất cả các loại tiền mã hóa đều giống nhau, do đó, giá trị của chúng còn phụ thuộc vào tính năng của từng coin, token hoặc dự án.

    Khi nói đến Bitcoin, chúng ta có thể thu hẹp thành sáu tính năng sẽ được thảo luận chi tiết hơn như sau: Tính tiện ích, tính phi tập trung, tính phân tán, hệ thống niềm tin, tính khan hiếm và tính bảo mật.

    Giá trị của Bitcoin là một chủ đề mang tính chủ quan với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Tất nhiên, người ta có thể nói giá thị trường của Bitcoin chính là giá trị của nó. Tuy nhiên, điều đó không trả lời chính xác câu hỏi của chúng ta. Điều quan trọng hơn là tại sao mọi người đánh giá nó có giá trị ngay từ đầu.

    Nói cho cùng, mâu thuẫn lớn nhất nằm ở bên trong các đồng tiền mã hóa: Giá trị của nó nằm ở niềm tin của cộng đồng, mất niềm tin thì đồng tiền sẽ sụp đổ. Cái này chẳng khác gì một lý thuyết hậu hiện đại: Không có giá trị thật, chỉ có tự sự về giá trị do con người dựng lên và cùng nhau tin hay không tin - bởi bản chất một đồng tiền mã hóa là các dòng mã code trên máy tính.

    [​IMG]

    Giá trị của Bitcoin bắt nguồn từ nhiều thuộc tính. Sau cùng, cả tiền mã hóa và tiền pháp định đều có giá trị nhờ vào niềm tin. Chừng nào xã hội còn tin vào hệ thống tiền pháp định, tiền sẽ tiếp tục có giá trị. Bitcoin cũng tương tự như vậy: Đồng tiền này có giá trị bởi vì người dùng tin rằng nó có giá trị. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần xem xét.

    Sự thiếu hiểu biết và hiểu lầm đã khiến một số người đặt câu hỏi liệu Bitcoin có bất kỳ giá trị nào hay không. Khi người ta sử dụng những cụm từ như "lừa đảo" và "đa cấp", thật dễ dàng nhận thấy một số người có nỗi sợ hãi vô căn cứ. Tuy nhiên, sau cùng, Bitcoin chạy trên một mạng lưới cực kỳ an toàn và cộng đồng, nhà đầu tư cũng như trader đều tin tưởng đồng tiền mã hóa này có giá trị đáng kể.
     
  2. Đang tải...
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này