Dung Sai Của Các Phương Pháp Gia Công

Thảo luận trong 'Tài Liệu' bắt đầu bởi Pussy, Tháng 5 8, 2018.

  1. Pussy

    Pussy New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    950
    Trong cơ khí , khái niệm dung sai là một khái niệm rất đặc thù , Dung sai tức là một khoảng sai số mà người gia công có thể dung thứ được và nếu sai số lọt vào khoảng này chi tiết đó hoàn toàn hợp lệ . Nếu nằm ngoài vùng dung sai cho phép , chi tiết đó hoặc là đem đi gia công lại hoặc là bỏ đi luôn vì chúng được xem là phế phẩm không thể sửa lại được nữa . Trong thực tế không phải mọi bề mặt của một chi tiết đều cần đến dung sai .

    Vậy thì bề mặt nào cần đến dung sai?

    Bề mặt dùng để lắp ghép

    Bề mặt dùng để định vị

    [​IMG]

    Hình ảnh của một cụm chi tiết có dung sai lắp ghép

    Có đến 20 cấp chính xác khác nhau theo Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN) , được đánh số thứ tự có cấp chính xác giảm dần 01,0,1,2,3 ...18 .
    Thật ra , trước khi công nghệ chế tạo còn chưa quá phát triển , con người chưa thể chế tạo được chi tiết có cấp chính xác cực cao như cấp chính xác 01 và 0 . Cả 2 cấp chính xác này sau đó đã được thêm vào và được gọi là cấp siêu chính xác .

    Bảng phân loại cấp chính xác:
    • 01 và 0 : cấp siêu chính xác
    • 1 đến 5 : cấp chính xác cao ( các dụng cụ dùng để đo đạt kích thước )
    • 6 đến 11 : cấp chính xác trung bình ( dùng trong các mối lắp ghép thông dụng )
    • 12 đến 18 : cấp chính xác thấp ( cấp chính xác không dùng cho lắp ghép hoặc bề mặt thô

    Chú ý:

    Cấp chính xác khác so với cấp độ nhẵn bề mặt , chúng ta cần phân biết rạch ròi 2 khái niệm này . Độ nhẵn bề mặt là độ nhấp nhô bề mặt tế vi của chi tiết gia công , nó cũng được đánh số nhưng ngược lại với cấp chính xác : 1-14 và số càng cao thì chi tiết càng bóng . Độ nhẵn bề mặt được biểu thị trên bản vẽ bằng 2 ký hiệu Rz và Ra .

    Bảng thống kê cấp chính xác và độ nhẵn bề mặt mà các phương pháp gia công có thể đạt được

    [​IMG]

    Khuôn là sản phẩm cần có cấp chính xác và độ nhẵn bề mặt cao

    • * Tiện
      - Thô: từ 13 - 12, Rz = 80 ( cấp 3 )
      - Bán tinh: từ 11 - 10 Rz = 40 -20 (cấp 4 - 5)
      - Tinh: từ 9 - 8 Ra = 2,5 -1,25 (cấp 6 - 7)

    • *Phay:
      - Thô: từ 14 - 11 Rz = 160 - 40 (cấp 2 - 4)
      - Tinh: từ 10 - 8, Rz = 20 đến Ra = 1,25 (cấp 7)

    • *Bào:
      - Thô: từ 13 - 12, Rz = 80 ( cấp 3 )
      - Bán tinh: từ 11 - 10 Rz = 40 -20 (cấp 4 - 5)
      - Tinh: từ 9 - 8 Ra = 2,5 -1,25 (cấp 6 - 7)
    • *Chuốt: cấp 7, Ra = 1,25 (cấp 7)
    • *Khoan: cấp 13 - 12, Rz = 80 - 40 (cấp 3 - 4)
    • *Khoét: cấp 12 - 10 Ra = 10 - 2,5
    • *Doa: cấp 9 - 7 Ra = 1,25 (cấp 7)
    • *Mài
      - Thô: cấp 9 Ra = 3,2
      - Tinh: cấp 7 Ra = 1,6 - 0,4
      - Siêu tinh: cấp 6 Ra = 0,2 - 0,1
      - Mài Nghiền: cấp 6 - 5 Ra = 0,2 - 0,1
      - Mài Khôn: cấp 7 - 6 Ra = 0,4 - 0,05

    Rõ ràng ta thấy rằng, cấp chính xác của một chi tiết bất kỳ càng cao thì chất lượng lắp ghép của chúng với các chi tiết khác càng cao . Trong một cụm máy móc có đến hàng ngàn mối lắp ghép thì tổng hòa chất lượng của từng mối ghép một sẽ tạo nên một chiếc máy hoạt động chính xác hơn , và bền hơn rất nhiều một chiếc máy được . Nhưng bù lại để chế tạo được một chi tiết có độ chính xác cao thì cần nhiều công sức hơn , thậm chí là nhiều công nghệ hơn , chính điều này đẩy giá thành sản phẩm lên cao hơn . Chất lượng đi cùng giá thành là một bài toán kinh tế mà những nước trên thế giới có những lựa chọn khác nhau . VD Nhật thì chọn chất lượng cao , Trung Quốc thì chọn giá thành rẻ.
     
    Last edited by a moderator: Tháng 5 11, 2018
  2. Đang tải...
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này