Các quốc gia chấp nhận tiền điện tử

Thảo luận trong 'Box VIP' bắt đầu bởi Quy Lee, Thg 11 25, 2023.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Dâm Công Tử Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    124
    CÁC QUỐC GIA CHẤP NHẬN TIỀN ĐIỆN TỬ

    Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học, công nghệ kỹ thuật số đã kéo theo sự bùng nổ của nền công nghệ Blockchain, của các loại tiền điện tử bao gồm hệ thống thông tin có thể làm thay đổi nhận thức của chúng ta, tạo nên sự hấp dẫn, làm thu hút lượng lớn sự quan tâm của rất nhiều các nhà đầu tư đến thị trường Crypto. Nó đã phá vỡ quy luật của các hệ thống tài chính truyền thống, cho phép các cá nhân, tổ chức có quyền quản lý và kiểm soát tự chủ tốt hơn đối với tài sản của họ, không phải thông qua bất kỳ bên trung gian nào, đảm bảo độ bảo mật cao. Đồng thời, nó còn được ưa thích bởi thời gian thực hiện các giao dịch tương đối nhanh với chi phí khá thấp.

    Nhiều quốc gia hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, băn khoăn và tỏ thái độ trung lập, không cấm nhưng cũng không khuyến khích và chưa thể chấp nhận tiền điện tử là phương tiện thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Nhưng dự kiến trong tương lai, vị thế của đồng tiền điện tử trong hệ thống tài chính tiền tệ có thể sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ, từ đó vấn đề xây dựng khuôn khổ pháp lý cũng như cách thức quản lý tiền điện tử kỹ thuật số cũng được đặt ra và nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của dư luận.
    Sau đây, mọi người hãy cùng mình tìm hiểu về việc chấp nhận tiền chấp nhận của các quốc gia trên thế giới qua bài viết này nhé!

    [​IMG]

    Đầu tiên, tiền điện tử là một trong những thành tựu nổi bật nhất của nền công nghệ tiên tiến hiện tại, là hình thức thể hiện của đồng tiền pháp định thay vì lưu hành dưới dạng tiền giấy, tiền xu chúng ta có thể cầm nắm được thì tiền điện tử sẽ được lưu trữ trên các thiết bị điện tử như điện thoại hay mạng máy tính. Chúng được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp, được giao dịch, trao đổi hoàn toàn trên môi trường mạng và đến nay chưa chịu sự quản lý của bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào. Các đơn vị tiền điện tử được tạo ra thông qua một quá trình gọi là khai thác, liên quan đến việc sử dụng sức mạnh máy tính để giải quyết các vấn đề toán học phức tạp tạo ra các đồng coin. Người dùng cũng có thể mua tiền điện tử từ các nhà môi giới, sau đó lưu trữ và chi tiêu, trao đổi chúng thông qua các ví tiền điện tử. Các chức năng của Crypto chỉ được công nhận, sử dụng để giao dịch và được chấp nhận trao đổi, chuyển giao qua lại giữa các thành viên của một cộng đồng nhất định, bao gồm các nhà đầu tư, những người sử dụng tiền ảo trong giao dịch. Trên thực tế, các đồng tiền này không thể xem là tiền pháp định do nó hoàn toàn không có sự kiểm soát và đảm bảo của các cơ quan nhà nước, chính phủ. Nó hoạt động trên các mạng lưới phi tập trung thường được gọi là Blockchain được duy trì bởi một mạng lưới máy tính. Về mặt pháp lý thì việc sở hữu hay thực hiện các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi tiền điện tử vẫn chưa có những quy định rõ ràng, hầu hết chúng đều không được phát hành bởi một tổ chức chính phủ nào, mà thường được phát hành, quản lý bởi các nhà phát hành tư nhân, đó là tình hình chung của hầu hết cơ quan quản lý các nước trên thế giới. Nhưng dù vậy thì khi vẫn có hàng trăm, hàng triệu người còn tìm đủ mọi cách để sở hữu tiền điện tử với ý định làm giàu thì nó sẽ luôn tồn tại giá trị đáng kể.

    Trên thị trường hiện nay có hàng trăm loại tiền ảo, trong đó có những loại tiền ảo rất có tiềm năng phát triển, điển hình như Bitcoin, chiếm tỷ lệ cao nhất (gần một nửa vốn hóa của thị trường). Tính đến tháng 08/2020, trên thế giới đã phát hành hơn 800 loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Bitcoin Cash, Litecoin.. với tổng giá trị vốn hóa thị trường gần 360 tỷ USD, trong đó, đồng Bitcoin đang dẫn đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất là 62, 09% giá trị vốn hóa thị trường tiền điện tử.

    Riêng ở Việt Nam hiện có hơn 16, 6 triệu người sở hữu tiền mã hóa và trong số này có khoảng 31% sở hữu Bitcoin. Theo ước tính có khoảng 23% dân số nước ta có sở hữu tài sản Crypto.


    [​IMG]

    Thông thường, báo cáo Global Crypto Adoption Index xếp hạng tổng cộng 154 quốc gia và vùng lãnh thổ. Báo cáo được Chainalysis thực hiện tiết lộ chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu được tạo thành từ những tiêu chí khác nhau như chỉ số liên quan đến khối lượng giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung, khối lượng giao dịch ngang hàng (P2P), khối lượng giao dịch trên các nền tảng DeFi.. Các chỉ số được lấy trung bình trong một năm, thang điểm chấm trong khoảng từ 0 đến 1 điểm cho từng quốc gia.

    Theo số liệu thống kê cũng cho thấy, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về việc chấp nhận tiền điện tử trong suốt hai năm liên tiếp 2021 và 2022. Việt Nam đứng trong top năm quốc gia có khối lượng giao dịch cao nhất trên sàn giao dịch Binance, với gần 42 triệu lượt truy cập từ 1/10/2021 – 1/10/2022. Ngoài ra, Việt Nam có tỷ lệ người nắm giữ tiền điện tử lớn thứ hai ASEAN, chỉ sau mỗi Thái Lan, đồng thời còn là một trong năm quốc gia đi đầu về phát triển công nghệ Blockchain.

    Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều lợi thế trong cuộc đua blockchain toàn cầu với tỷ lệ dân số trẻ, cơ sở hạ tầng Internet đồng bộ và hiện đại. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trong số những lý do quan trọng góp phần đưa Việt Nam vào top quốc gia có chỉ số chấp nhận tiền điện tử cao chính là việc người Việt luôn cập nhật và kịp thời nắm bắt rất nhanh xu hướng mới của thế giới.

    Theo Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022, tính đến thời gian cuối năm 2022, Việt Nam có hơn 200 dự án Blockchain hoạt động, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Người Việt không chỉ làm ra những sản phẩm chất lượng mà còn dẫn dắt nhiều xu hướng của thế giới trong lĩnh vực GameFi, DeFi và NFT, web3, cơ sở hạ tầng, ví.. Chưa kể, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có Hiệp hội Blockchain hoạt động chính thức. Trong top dự án Crypto hàng đầu thế giới cũng không thiếu những cái tên nổi bật do người Việt sáng lập như Kyber Network, ONUS, Axie Infinity..


    [​IMG]

    Việt Nam cũng có năm cái tên góp mặt trong danh sách top 10 công ty phát hành game lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Australia và New Zealand (ANZSEA) bao gồm Amanotes, OneSoft, GameJam, VNG và Arrasol. Trong top 200 doanh nghiệp Crypto hàng đầu thế giới, có 7 doanh nghiệp do người Việt sáng lập ra. Bên cạnh đó, Việt Nam có trên 10 doanh nghiệp có vốn hóa trên 100 triệu USD với mức ảnh hưởng trên toàn cầu. Nổi bật nhất bao gồm có 3 dự án Việt từng đạt mức vốn hóa trên 1 tỷ USD là Coin98, Axie Infinity và Kyber Network. Trong 2022, các dự án Crypto Việt Nam đã thành công kêu gọi vốn thành công hơn 170, 37 triệu USD, hầu hết các dự án đều gọi vốn ở vòng hạt giống. Dù vậy, doanh thu của một số dự án Crypto Việt Nam tạo ra rất cao so với số vốn gọi được.

    Đây là lần đầu tiên khu vực châu Á có cơ hội dẫn đầu xu thế mới, khác với trước đây thường bắt đầu từ châu Âu, Mỹ rồi mới lan ra toàn thế giới. Vì vậy hiện tại Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển của khu vực châu Á trong lĩnh vực này.

    Theo báo cáo về chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu 2023 (Global Crypto Adoption Index) của công ty phân tích thị trường blockchain Chainalysis (Mỹ) cho thấy top năm quốc gia đứng đầu về chỉ số chấp nhận tiền điện tử gồm Ấn Độ, Nigeria, Việt Nam, Hoa Kỳ và Ukraina. Sau hai năm liên tiếp đứng đầu bảng về chỉ số chấp nhận tiền điện tử trước đó, năm nay Việt Nam đã tụt xuống hạng ba, sau Ấn Độ và Negeria. Tuy nhiên Việt Nam vẫn luôn nằm trong top đầu, năm nay hiện vẫn xếp trên cả Hoa Kỳ.

    Ngoài ra theo bảng xếp hạng vào đầu năm 2022 do công ty thanh toán tiền điện tử Triple A công bố, Việt Nam lọt vào top 10 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tiền điện tử. Cụ thể, Việt Nam hiện đứng thứ 9 theo bảng xếp hạng này tương đương với 6% dân số đã sở hữu tiền điện tử. Mặc dù tiền điện tử vẫn chưa được pháp luật Việt Nam công nhận là tiền pháp định, nhưng lĩnh vực blockchain đang là xu hướng đầu tư của thế hệ trẻ hiện nay. Thông qua các quy định của pháp luật Việt Nam về tiền điện tử chúng ta thấy rằng nhà nước Việt Nam hiện tại không hề cấm các hoạt động giao dịch, mua bán trao đổi tiền điện tử, mà chỉ cấm các hành vi lừa đảo, rửa tiền. Đồng thời, còn khuyến cáo đến người dân là tiền ảo rất nhiều rủi ro và nguy hiểm, chúng ta có thể bị mất nhiều hoặc tất cả tài sản nếu không biết dừng đúng lúc, lấn sâu vào vũng lầy này. Bên cạnh đó, cũng cho thấy sự quan tâm của nhà nước về lĩnh vực tiền kỹ thuật số này. Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo, dần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền điện tử kỹ thuật số, mang tính chất khung sửa đổi Luật phòng, chống rửa tiền. Và dựa trên cơ sở này sẽ đưa ra các quy định cụ thể về những sản phẩm tài chính, công nghệ cao như tiền điện tử, tiền ảo, kỹ thuật số, mở ra tiềm năng phát triển lớn trong tương lai gần nhất.


    [​IMG]

    Tỷ lệ người dân trên thế giới có sở hữu tiền điện tử vào năm 2021 đạt mức trung bình 3, 9% với hơn 300 triệu người dùng trên toàn thế giới và được dự báo sẽ còn tăng trưởng mạnh trong những năm sắp tới. Và El Salvador là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận tiền mã hóa Bitcoin là tiền tệ hợp pháp trong giao dịch thanh toán, sau khi Quốc hội nước này thông qua Luật Bitcoin vào ngày 09/06/2021. Kể từ đó, El Salvador đã nghiễm nhiên trở thành điểm đến lý tưởng cho những người ủng hộ tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng. Sau khi El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp, nhiều nước đã "cởi mở" hơn với loại tiền mã hóa này. Điển hình nhất là vào ngày 28/04/2022, Cộng hòa Trung Phi trở thành quốc gia thứ hai sau El Salvador công nhận tính hợp pháp của tiền kỹ thuật số bởi hình thức công nghệ để sử dụng loại tiền tệ này khá đơn giản và rẻ hơn so một số phương thức tài chính chính thống. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy tại Australia người dân có thái độ rất tích cực trong việc tiếp nhận tiền điện tử. Báo cáo của IRCI cho thấy người Australia vẫn tin tưởng vào Bitcoin và coi đây là đồng tiền mã hóa lớn nhất, đáng tin cậy nhất. Ngày nay, tiền điện tử là một trong những loại tiền tệ được quan tâm và phát triển nhiều nhất, vì vậy các công ty đa quốc gia như Visa đã xem xét việc tạo ra các hệ thống thanh toán phi tập trung bằng đồng tiền này. Các quốc gia Mỹ Latinh như Panama, Cuba, Venezuela, Brazil, Colombia và Argentina đều đã mở cửa chấp nhận tiền điện tử. Hiện có tổng cộng gần 40.000 cây ATM Bitcoin được đặt ở 80 quốc gia trên thế giới, trong đó có đến gần 34.000 máy nằm ở Mỹ. ATM Bitcoin xuất hiện nhiều nơi với nhiều dịch vụ khác nhau tại Mỹ, từ siêu thị, nhà hàng đến cây xăng. Đặc biệt, các trạm xăng, khu vực bán thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử là những nơi phổ biến nhất. Tính đến tháng 07/2021, theo dữ liệu từ Chainalysis, Ukraine có mức chấp nhận tiền điện tử đứng thứ 4 trên thế giới. Ukraine nổi bật hơn hết tại Châu Âu với tư cách là trung tâm chấp nhận tiền điện tử. Vì vậy, người dân Ukraine hiện đã rất quen thuộc với việc sử dụng tiền điện tử cho các dịch vụ thanh toán trong khoảng thời gian ngành tài chính và tiền pháp định đang theo xu hướng bất ổn. Nhiều quốc gia hiện vẫn đang ở trong các khu vực ảnh hưởng bởi chiến tranh và đời sống không ổn định cũng đang bắt đầu và tăng cường chấp nhận, áp dụng tiền điện tử.

    Tuy nhiên, sự mở rộng và phát triển của tiền điện tử hiện vẫn không đồng đều trên toàn thế giới do còn phần lớn các nước trên thế giới vẫn giữ thái độ trung lập, đang thận trọng suy xét. Phản ứng của nhóm nước này không khích lệ thực hiện giao dịch tiền kỹ thuật số cũng không cấm đoán tuyệt đối, mà chỉ đưa ra các chính sách để truy thu thuế cùng với các biện pháp nhằm giám sát, giảm thiểu khả năng rủi ro buôn lậu hay rửa tiền thông qua tiền kỹ thuật số. Các nước tiêu biểu trong nhóm này là Nhật Bản, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Philipinnes, New Zealand..

    Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp mọi người hiểu thêm về hiểu và có cách nhìn rõ hơn về tiền điện tử trong xu hướng hiện nay ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

    Phuongmy110
     
  2. Đang tải...
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này