Tính Ứng Dụng Của Photoshop Và Illustrator

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Pussy, Thg 12 28, 2016.

  1. Pussy

    Pussy New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    950
    Rất nhiều bạn khi quyết định học Thiết kế Đồ họa đã rất lấn cấn khi phải lựa chọn giữa Photoshop (Ps) hay Illustrator (Ai), hay thậm chí sau khi học xong cả 2 nhưng vẫn chưa hiểu rõ tính ứng dụng của nó. Cùng ITPlus tìm hiểu tính ứng dụng của Photoshop và Illustrator trong bài viết dưới đây.

    [​IMG]

    Photoshop là phần mềm đồ họa chuyên dụng nói một cách dễ hiểu nó dùng để chỉnh sửa hình ảnh, sử dụng trong thiết kế trang web, hỗ trợ vẽ tranh…dùng để chỉnh sửa và tạo ảnh dạng Raster (hay còn gọi là ảnh Bitmap - dùng lưới các điểm ảnh, tức pixel, để biểu thị hình ảnh) với rất nhiều công cụ (tool) từ bút vẽ đến các hiệu ứng tinh chỉnh. Do sử dụng ảnh Bitmap nên chất lượng và độ phân giải của ảnh trong Photoshop đòi hỏi phải cao nếu muốn kết xuất hình ảnh với kích thước lớn, nếu không sẽ dễ xảy ra hiện tượng ảnh bị nhòa, răng cưa hay còn được gọi là bị “bể” ảnh. Hiện nay, trong chỉnh sửa hình ảnh có lẽ vẫn chưa ai qua mặt được phần mềm này vì nó có quá nhiều công cụ tuyệt vời cùng với hệ thống filter xuất sắc và được rất nhiều hãng thứ 3 hỗ trợ.

    Adobe Photoshop có khả năng tương thích với hầu hết các chương trình đồ họa khác của Adobe như Adobe Illustrator, Adobe Premiere,After After Effects và Adobe Encore

    Trong khi đó, Illustrator là phần mềm chuyên về đồ hoạ Vector (dạng đồ họa đuợc tạo bởi các đoạn thẳng và đường cong đuợc định nghĩa bằng các đối tượng toán học) dùng trong thiết kế tạo mẫu, thường dùng để thiết kế logo, chữ, panô quảng cáo, mẫu bao bì... Chính vì sử dụng hình ảnh ở dạng Vector nên có thể co giãn thoải mái mà không lo ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh khi xuất ra. Nói chung là các dạng đồ hoạ phải in ở nhiều khổ lớn nhỏ khác nhau mà vẫn đảm bảo chất lượng và độ nét của hình ảnh

    Với phần mềm thiết kế đồ hoạ vector Adobe Illustrator, bạn có thể hoàn thành tốt các công việc sau: minh họa sách báo, thiết kế logo, tạo tờ rơi, tạo danh thiếp, thiết kế Broucher, Profile, vẽ hoạt hình, tích hợp chuyển động cho Flash…

    Các tính năng quan trọng khác bao gồm công cụ bóp méo ảnh, hiệu ứng 3D, hỗ trợ nhiều biểu tượng, công cụ bẻ cong hình ảnh, công cụ làm nhòe ảnh Gaussian, công cụ dựng hình…

    Tóm lại, Ps dùng trong chỉnh sửa hình ảnh còn Ai dùng để thiết kế hình ảnh là chính. Tùy thuộc vào nhu cầu công việc mà người dùng có thể lựa chọn phần mềm cho phù hợp. Tuy nhiên, do cùng thuộc hãng Adobe nên 2 phần mềm kể trên có thể hỗ trợ qua lại lẫn nhau rất tốt. Một nhà thiết kế đồ họa tốt nhất là cần biết sử dụng cả 2.
     
    Last edited by a moderator: Thg 11 7, 2017
  2. Đang tải...
  3. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,451
    So sánh Photoshop và Illustrator

    Bạn mới tìm hiểu về thiết kế đồ họa, bạn thấy có rất nhiều phần mềm được dùng trong công nghiệp thiết kế, đôi khi bạn hoang mang không biết nên học cách sử dụng phần mềm đồ họa nào. Hai phần mềm đồ họa phổ biến nhất tại Việt Nam là Adobe illustrator va Photoshop. Bài viết này sẽ đưa ra đánh giá và so sánh của mình về 2 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp hàng đầu này.

    [​IMG]

    Tổng quan về phần mềm đồ họa vector Adobe Illustrator:

    Đây có lẽ là phần mềm đồ họa vector phổ biến nhất trên thế giới, hầu hết các designer trên thế giới làm về đồ họa đều sử dụng phần mềm này. Có thể nói nếu bạn muốn gia nhập làng thiết kế đồ họa bạn buộc phải học và thành thạo phần mềm này, hầu như mọi công ty quảng cáo truyền thông, in ấn, thiết kế web… ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm này, và khi tuyển dụng thì kỹ năng sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp Illustrator là một yêu cầu bắt buộc của các nhà tuyển dụng.

    Vậy lý do tại sao phần mềm này lại được sử dụng nhiều như vậy:

    – Đây là phần mềm vector tiên tiến nhất giúp thực hiện hầu hết các yêu cầu cơ bản của thiết kế đồ họa 2D (trừ chỉnh sửa ảnh): Vẽ mọi thứ rất dễ dàng nhanh chóng với các nét vẽ rất mượt, chỉnh sửa nhanh, dàn trang quảng cáo, phối màu, điều chỉnh kích thước, các hiệu ứng phức tạp..

    – Tính tương thích: Do đây là sản phẩm của đại gia Adobe nên Illustrator tương thích hầu hết với các phần mềm khác của Adobe, sẽ giúp bạn thuận tiện hơn rất nhiều khi làm việc cùng lúc với 2 hoặc nhiều phần mềm thiết kế. VD bạn đang dàn trang với Illustrator, bạn lại cần xử lý một hình ảnh ở Photoshop để đưa vào trong bản thiết kế Illustrator, thì việc copy, paste, import, export các hình ảnh rất nhanh chóng và thuận tiện, điều quan trọng là sự tương thích về màu sắc rất tốt giữa 2 phần mềm trên.

    – Điểm mạnh nổi bật của Illustrator là màu sắc hiển thị rất đẹp, trung thực khi in ra, điều này mình đã test nhiều lần, và rất nhiều desiner công nhận

    – Với Illustrator bạn sẽ làm được gì: Có vô số điều bạn có thể làm với Illustrator như: Vẽ mọi thứ bạn muốn một cách chi tiết và chính xác nhất, thể hiện tốt mọi ý tưởng của bạn (Sự hạn chế là chính khả năng của người sử dụng thôi), thiết kế logo, thiết kế name card, brochure, flyer, leaflet, bao bì nhãn mác, thiết kế banner, giao diện web, icon, background, thiết kế thời trang…

    Do đây là phần mềm vector số 1 hiện nay trên thế giới nên định dạng AI là định dạng file vector cực kỳ phổ biến, nhiều file vector bạn download trên mạng về cũng là file AI, cùng với định dạng khác là EPS, nhưng có 1 kinh nghiệm thực tế mình đã test nhiều lần trong công việc: Mặc dù trên lý thuyết định dạng Eps là định dạng vector chuẩn nhưng thực tế nhiều file EPS mở bằng Illustrator thì rất OK, không bị lỗi gì, hiển thị đầy đủ, đẹp, nhưng khi mở bằng corel thì bị lỗi, hiển thị xấu hoặc màu không hiển thị đúng, đặc biệt là với các file Eps phức tạp

    Tổng quan phần mềm đồ họa Adobe Photoshop:

    Adobe Photoshop (thường được gọi là Photoshop) là một phần mềm chỉnh sửa đồ họa được phát triển và phát hành bởi hãng Adobe Systems ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Từ phiên bản Photoshop 7.0 ra đời năm 2002, Photoshop đã làm lên một cuộc cách mạng về ảnh bitmap. Phiên bản mới nhất hiện nay là Adobe Photoshop CC.

    Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm, Photoshop còn được sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình 3D… gần như là mọi hoạt động liên quan đến ảnh bitmap.

    Adobe Photoshop có khả năng tương thích với hầu hết các chương trình đồ họa khác của Adobe như Adobe Illustrator, Adobe Premiere, After After Effects và Adobe Encore.

    So sánh thú vị giữa 2 phần mềm

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Với người mới học và mới vào nghề thì bạn nên lưu ý một số gợi ý sau:

    Nếu dùng trong các thiết kế không đòi hỏi hiệu ứng quá phức tạp, cần thao tác làm việc nhanh, tốc độ và yêu cầu của khách hàng cần nhanh chóng như thiết kế biển quảng cáo đơn giản, một số thiết kế in ấn như in lụa, offset… thì bạn nên dùng thành thạo photoshop

    Nếu dùng trong các thiết kế khá phức tạp, đồ họa web, thiết kế icon… với các hiệu ứng màu sắc phức tạp. Đặc biệt là nếu bạn thường xuyên download và sử dụng các tài liệu vector nước ngoài thì bạn cần phải học thành thạo Adobe illustrator

    Kết luận:

    Mình không khẳng định phần mềm Adobe illustrator và Photoshop cái nào tốt hơn, tùy trong mỗi trường hợp thì dùng phần mềm nào thuận tiện hơn mà thôi, là một designer chuyên nghiệp bạn nên học và thành thạo cả 2, cũng như đi ra trận thì phải biết sử dụng vũ khí! như vậy trong mọi tình huống đòi hỏi của công việc bạn sẽ không bị động, lúng túng. Mình cho rằng khi đạt đến trình độ cao thì dùng phần mềm nào cũng có thể tạo ra những sản phẩm theo ý bạn, đồng thời để tạo ra những sản phẩm đồ họa đẳng cấp thì còn cần nhiều yếu tố khác nữa chứ không đơn thuần là kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa.
     
    Chỉnh sửa cuối: Thg 2 13, 2018
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này