Tỉnh Táo Trước Các Thông Số Của Laptop

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Pussy, Thg 2 21, 2017.

  1. Pussy

    Pussy New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    950
    Khi quyết định đi mua laptop đồng nghĩa với việc bạn phải chọn lựa giữa vô vàng thông số mà các nhà sản xuất đã mạnh miệng quảng cáo. Và không phải lúc nào các bạn cũng có thể gặp được những sản phẩm ngon bổ rẻ về mọi mặt như đã được nghe. Vậy có bao nhiêu phần trăm là thật trong sự PR của các hãng? Hãy cùng Congnghe.5giay tìm hiểu để tránh làm khi mua Laptop nhé.

    [​IMG]
    1. Chip xử lý :

    Hay còn gọi là CPU, thứ tối quan trọng mà bạn cần quan tâm khi đã muốn chi tiền vào một thiết bị mới như laptop; và có những yếu tố chính sau đây mà các nhà sản xuất hay làm "ảo thuật" trước mắt bạn :

    + Số lượng nhân xử lý ( core ) : không phải cứ nhiều nhân là tốt, một số người cứ quá quan trọng chuyện này và thực tế có nhiều dòng chip của intel như i5, i7 chỉ cần 2 nhân cũng đủ để xử lý các tác vụ lưu loát.
    + Xung nhịp (Ghz) : khách hàng thường hay bị nhầm lẫn khi so sánh sức mạnh của các chip với nhau qua xung của chúng, nhưng có 1 ví dụ rõ ràng là "i3-3210M 3.20Ghz" thì không thể mạnh hơn "i7-4500U 3.0Ghz"

    Khi lựa chọn "trái tim" của thiết bị, người dùng cần phải lưu ý trước tiên về thế hệ và phân khúc của CPU, những thế hệ mới sẽ mang trong mình công nghệ tiên tiến hơn, hiệu năng hơn cũng như giảm điện năng tiêu thụ.
    2. Card đồ họa:

    Tùy theo nhu cầu của khách hàng cao hay thấp, các nhà sx sẽ đưa ra 2 lựa chọn là : GPU tích hợp và GPU rời; nhưng không phải ai cũng hiểu mình cần thứ gì.

    + Bạn không nhất thiết phải chọn 1 máy có card đồ họa rời khi công việc hàng ngày của bạn chỉ là lướt web, xem phim, tác vụ văn phòng... Bởi trên thực tế có nhiều card rời có hiệu năng còn thấp hơn cả Intel HD graphic 4000 ( GPU tích hợp của dòng chip Ivy Bridge ) như : GT 320M, GT 520Mx, radeon HD 8450G ...
    +Bạn cũng không nên quá ám ảnh về bộ nhớ đồ họa đại loại như card 2GB sẽ mạnh gấp đôi 1GB, vì đó là nhận định cực kì sai lầm, sức mạnh của card đồ họa chủ yếu nằm ở GPU mà chúng tôi đã nói ở trên.

    Cũng như CPU, đồ họa cũng là 1 yếu tố người dùng cần phải am hiểu để có thể dễ dàng chọn lựa cho mình những chiếc laptop đáng tiền nhất.

    [​IMG]
    3. Dung lượng ổ cứng:

    Là nơi để lưu trữ hay chứa cả hệ điều hành cho máy tính nên bạn cần phải tỉnh táo khi đọc các thông số trên cấu hình thiết bị mà bạn định mua, có vài điều bạn cần lưu ý khi về phần lưu trữ này:

    Đó là loại ổ cứng nào? Vì SSD thường sẽ cho tốc độ truy xuất nhanh gấp 2-3 lần HDD; số vòng quay của HDD cũng rất quan trọng số vòng quay càng cao thì ổ càng nhanh và tốn điện. Giao thức SATA hiện nay đã trở thành chuẩn chung nên bạn chỉ cần phân biệt sata 2 và sata 3. HDD thông thường thì không cần thiết đến sata 3 6Gbps

    Và đừng quá ngạc nhiên khi số dung lượng thực tế sẽ không đúng bằng như quản cáo (VD: ổ 500Gb thì dung lượng thực sẽ là ~490GB...). Điều này chỉ do khác đơn vị tính của hệ điều hành và nhà sản xuất mà thôi. Nhà sản xuất tính 1000MB = 1GB và Windows tính 1024MB = 1GB.

    4. Màn hình:

    [​IMG]
    Hiện giờ nếu nói về màn hình laptop thì chúng ta có thể phân biệt bằng các yếu tố sau:
    1. Đèn nền: các bạn thường thấy trên bảng thông số thường đề cập đến 2 loại chính đó là LCD và LED, nói 2 loại thì cũng không đúng bởi công nghệ LED chỉ đơn giản là dùng các bóng đèn led để chiếu sáng tấm nền thay cho đèn huỳnh quang trên LCD và tùy theo cách sắp xếp là backlit (nền) hay edgelit (viền). Hầu như bây giờ chiếc laptop nào cũng là LED, người dùng nên hiểu đúng về bản chất của công nghệ này để không sai lầm khi chọn lựa.
    2. Tấm nền: hầu hết những dòng laptop cao cấp hiện giờ đều sử dụng 1 loại tấm nền là IPS vì nó cho màu sắc trung thực chính xác và góc nhìn rộng (1 số khác thì có công nghệ riêng như SVA, TN, VA...). Nhưng không phải loại IPS nào cũng chất lượng như nhau, nên đừng vội mừng khi thấy một sản phẩm giá rẻ mà có loại nền này vì 99% là kém.
    3. Lớp kính bảo vệ: khách hàng chắc chắn rất thường nghe về màn hình gương và màn hình nhám; màn gương thì cho hình ảnh trong veo, tươi nhưng dễ bị phản chiếu ánh sáng khi dùng ngoài trời. Màn nhám (còn được gọi là màn chống chói) thì nhìn không được bắt mắt nhưng khi dùng ở nơi có độ sáng cao thì vẫn cho hình ảnh tốt. Lời khuyên dành cho các bạn là không nên vì sự bóng bẩy của mặt gương mà chọn nó vì có thể bạn sẽ hối hận trong quá trình sử dụng, nhất là khi bạn cầm máy ra đường.
    Ngoài ra còn có các chi tiết khác như độ phân giải, tương phản, dải màu... là thường bị thổi phồng lên khiến người dùng hiểu sai về sản phẩm. VD: như được quảng cáo là độ hở sáng gần như bằng không nhưng khi dùng thì màu đen lại thành màu xám; tương phản cực cao nhưng thực ra chỉ có 1000:1 ...

    5. Thời lượng pin:

    [​IMG]

    Cuối cùng và cũng là yếu tố sống còn nhất đối với 1 chiếc laptop đó là thời lượng sử dụng, do mang tính chất di động nên không phải lúc nào bạn cũng có thể tiếp thêm năng lượng cho máy và tai hại nhất là khi đang thực hiện công việc quan trọng mà màn hình bỗng phụt tắt.

    Một người dùng thông minh sẽ không nhìn vào thời lượng pin mà các hãng sản xuất đưa ra, bởi đó là những con số tương đối và chỉ có thể đạt được trong điều kiện thuận lợi và tối ưu nhất (có khi kết quả trong phòng thí nghiệm còn không đúng như quảng cáo). Thực tế khi sử dụng có thể chênh lệch tới vài giờ đồng hồ so với khi PR nên bạn cần tính toán kĩ lưỡng về vấn đề pin trước khi mua bất cứ sản phẩm công nghệ nào chứ không chỉ riêng máy tính xách tay.

    Kết:

    Vì lợi nhuận các nhà sản xuất không ngần ngại lượt bỏ các tính năng trên sản phẩm của mình, và như vậy xem như họ đã lượt bỏ bớt niềm tin của khách hàng dành cho mình. Vì thế bạn cần chủ động tìm hiểu bằng nhiều cách như: thường xuyên vào các trang công nghệ để được giải đáp cặn kẻ về các thắc mắc của mình. Hãy sáng suốt khi bước chân vào cửa hàng, hãy tự tin vào vốn kiến thức công nghệ bạn đã tích lũy và hạn chế nghe những lời có cánh của các tư vấn viên. Đó là cách để bạn tậu cho mình 1 cỗ máy xứng đáng với những gì đã bỏ ra.
     
  2. Đang tải...
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này