1 Khái niệm về tệp: Tệp là một dãy các phần tử cùng kiểu được sắp xếp một cách tuần tự. Tệp dữ liệu được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài dưới một tên nào đó. Tệp tập hợp trong nó một số phần tử dữ liệu có cùng cấu trúc giống như mảng nhưng khác mảng là số phần tử của tệp chưa được xác định. Trong Pascal có 3 loại tệp được sử dụng là: + Tệp có kiểu: Tệp có kiểu là tệp mà các phần tử của nó có cùng độ dài và cùng kiểu dữ liệu. + Tệp văn bản: Dùng để lưu trữ dữ liệu dưới dạng các ký tự của bảng mã ASCII, các ký tự này được lưu thành từng dòng, độ dài các dòng có thể khác nhau. Ví dụ 2008 (kiểu word) khi ghi vào tệp văn bản cần 4 Byte (không phải 2 Byte). + Tệp không kiểu: Tệp không kiểu là một loại tệp không cần quan tâm đến kiểu dữ liệu ghi trên tệp. Dữ liệu ghi vào tệp không cần chuyển đổi. Tác dụng lớn nhất của kiểu dữ liệu tệp là ta có thể lưu trữ các dữ liệu nhập vào từ bàn phím và các kết quả xử lý trong bộ nhớ RAM ra tệp để dùng nhiều lần. 1. Khai báo: * Định nghĩa kiểu tệp với từ khóa FILE OF trong phần mô tả kiểu sau từ TYPE, tiếp theo là khai báo biến tệp trong phần khai báo biến. Ví dụ 2.6: Mã: Type MSN=Array[1..100] of integer; {định nghĩa mảng 100 số nguyên} TSN= File of MSN; {định nghĩa tệp TSN có các phần tử là mảng số nguyên} TCV=File of String[80]; {định nghĩa tệp TCV có các phần tử là các chuỗi có độ dài 80 ký tự. Bangdiem= Record …… End; TBD= File of Bangdiem; Var: Tep1: TSN; Tep2: TCV; Tep3: TBD; * Định nghĩa trực tiếp biến kiểu tệp trong phần khai báo biến Var Tep4:File of Array[1..5] of String[80]; Tep5: File of Bangdiem; 1. Truy nhập vào tệp: Turbo Pascal có thể xử lý 2 loại tệp là : Tệp truy nhập tuần tự và tệp truy nhập trực tiếp. * Tệp truy nhập tuần tự: để truy nhập vào một phần tử nào đó, ta bắt buộc phải đi qua các phần tử trước đó. Nếu muốn thêm các phần tử vào tệp thì có thể thêm vào cuối tệp. * Tệp truy nhập trực tiếp: là tệp có thể truy nhập vào phần tử bất kỳ trong tệp. Muốn truy nhập trực tiếp phải dùng thủ tục Seek (số hiệu phần tử). * Mở tệp: Để mở một tệp chuẩn bị lưu trữ dữ liệu, ta sử dụng 2 thủ tục chuẩn sau đây: ASSIGN(biến tệp, tên tệp); REWRITE(biến tệp); Trong đó: Biến tệp: là tên biến tệp đã khai báo sau từ khóa VAR Tên tệp: Là tên do ta chọn để ghi dữ liệu vào đĩa. Ví dụ : ASSIGN(f, ‘a:\baitap.txt’); REWRITE(f); {khởi tạo tệp rỗng} Sau 2 thủ tục trên, để tiến hành ghi dữ liệu vào tệp ta lại dùng thủ tục WRITE(…): Cách viết: WRITE(biến tệp, các giá trị cần ghi vào tệp); Cuối cùng, ta phải đóng tệp bằng thủ tục: CLOSE(biến tệp); 2 Tệp văn bản: a. Khai báo tệp văn bản: Tệp văn bản được khai báo trực tiếp trong phần khai báo biến: Var Bientep:Text; b. Truy nhập vào tệp: Truy nhập vào tệp được hiểu là nhập dữ liệu vào tệp, ghi lại dữ liệu trên thiết bị nhớ ngoài, đọc dữ liệu đó ra màn hình hoặc máy in và xử lý nó. * Mở tệp mới để ghi: Assign(bientep, tentep); Rewrite(bientep); * Mở tệp đã có để ghi thêm: Assign(bientep, tentep); Append(bientep); * Mở tệp để đọc dữ liệu: Assign(bientep, tentep); Reset(bientep); c. Ghi dữ liệu vào tệp: Sau khi đã mở tệp chúng ta có thể dùng thủ tục Write hoặc Writeln để ghi dữ liệu vào tệp. Ví dụ 2.7: Mã: Var T1:Text; Begin Assign(T1,’Dulieu.dat’); Rewrite(T1); Writeln(T1,’Tep van ban’); Write(T1,123); Write(T1,’ ’,123.45); Writeln(T1); Close(T1); End. Dữ liệu ghi vào tệp như sau: Tep van ban 123 1.234500000E+02 Dòng trống d. Đọc dữ liệu từ tệp văn bản: Sau khi tiến hành mở tệp, con trỏ tệp sẽ được đặt tại dòng đầu.Ta dùng thủ tục Read hoặc Readln để đọc dữ liệu từ dòng hiện thời và gán vào biến tương ứng, viết biến đó ra màn hình hoặc máy in. Để có thể viết toàn bộ dữ liệu từ một tệp văn bản ra các thiết bị ngoài thì, thì các lệnh đọc viết phải được lặp đi lặp lại từ dòng 1 đến dòng cuối cùng, nghĩa là phải sử dụng một trong 2 vòng lặp: Mã: While not eof(Bientep) do Begin Readln(Bientep, Dong); {biến Dong phải được khai báo trước, kiểu String} Write(Dong); End; Hoặc: Mã: For i:=1 to filesize(Bientep) do Begin Readln(Bientep,Dong); Write(Dong); End; Lưu ý: Muốn lấy lại kiểu của dữ liệu nhập vào tệp văn bản thì mỗi biến phải nhập trên một dòng. Ví dụ 2.8: Xây dựng một chương trình đơn giản để quản lý công chức. Dữ liệu nhập bao gồm: Họ tên, Hệ số lương và số con. Dữ liệu xuất ra màn hình bao gồm Họ tên, Hệ số lương, Số con và Lương tháng ( tính theo quy định của nhà nước = heso*540000). Chương trình đặt ra hai khả năng lựa chọn: 1. Nếu tệp dữ liệu đã tồn tại thì nhập thêm người 2. Nếu tệp chưa có thì mở tệp mới Trong cả 2 trường hợp đều cho biết số người cần nhập. Dữ liệu in ra dưới dạng bảng. Mã: Program Quan_ly_can_bo; Uses Crt; Var f:Text; hoten:String[20]; c1, heso:real; c2,i,n,socon:byte; Ten:string[12]; Begin Clrscr; Write(‘cho biet ten tep’); readln(ten); Assign(f,ten); Reset(f); If IOResult=0 then Append(f); Else Rewrite(f); Write(‘nhap bao nhieu nguoi’); readln(n); For i:=1 to n do Begin Write(‘Hoten’); Readln(hoten); Write(‘He so’); Readln(heso); Write(‘So con’); Readln(socon); Writeln(f,hoten); Writeln(f,heso:4:2); Writeln(f,socon); End; Close(f); Assign(f,ten); Reset(f); Writeln(‘------------------------------------------------------‘); Writeln (‘| Ho va ten | Hs | socon | Luong |’); Writeln(‘------------------------------------------------------‘) While not eof(f) do Begin Readln(f,hoten); Readln(f,heso); Readln(f,socon); Writeln(‘|’,ten:19,’|’,heso:4:2,’|’,socon:4,’|’,heso*540000:10:2,’|’); End; Readln; End. 3 Tệp có kiểu: a. Đọc và ghi : - Ghi lên tệp: Write(bientep,bien1,bien2,…); bien1,bien2,…là các biến cùng kiểu với biến tệp. - Đọc tệp: Read(bientep,bien1,bien2,…); Chú ý: Khác với tệp văn bản, việc ghi và đọc tệp có kiểu không sử dụng các lệnh Writeln hoặc readln nghĩa là tệp có kiểu không ghi dữ liệu thành các dòng. Các phần tử của tệp có kiểu được ghi liên tục trong các ô nhớ và chỉ có ký hiệu kết thúc tệp EOF. Khi chúng ta đọc hoặc ghi xong một phần tử thì con trỏ tệp sẽ tự động chuyển đến vị trí kế tiếp. 1. Truy nhập vào tệp: Seek(bientep,i); i=0,1,2,… Thủ tục seek sẽ định vị con trỏ tại vị trí thứ i của tệp. 1. các hàm xử lý tệp: * Filesize(bientep) cho biết số phần tử có trong tệp * FilePos(bientep) cho biết vị trí hiện thời của con trỏ tệp * Eof(Bientep) cho giá trị là True nếu con trỏ tệp ở vị trí cuối tệp, ngược lại cho giá trị False Ví dụ 2.9: Tạo một tệp lấy tên là TEPCK.DAT để vừa ghi vừa sửa dữ liệu: Mã: Program Tep_co_kieu: Uses crt; Var bt:file of byte; i:byte; n:real; Begin Clrscr; Assign(bt,’ TEPCK.DAT’); Rewrite(bt); For i:=0 to 5 do write(bt,i); {ghi vào tệp 5 số nguyên} Reset(bt); Writeln(‘Du lieu luu tru trong tep TEPCK.DAT’); While not eof(BT) do Begin Read(bt,i); write(i:5); End; Writeln; Seek(bt,3); {định vị con trỏ tại phần tử thứ 4} Textcolor(magenta); Read(bt,i); Writeln (‘So trong tep o vi trí thu 4:’,i); i:=33; seek(bt,3); write(bt,i); seek(bt,3); read(bt,i); writeln(‘So moi trong tep o vi tri 4:,i); writeln(‘vi tri hien thoi cua con tro:’, filepos(bt)); readln; close(bt); end. 4 Tệp không kiểu: a. Khai báo biến tệp: Var Bientep:File; b. Mở tệp để ghi-đọc: * Mở tệp mới để ghi: Assign(bientep, tentep); Rewrite(bientep, n); * Mở tệp để đọc dữ liệu: Assign(bientep, tentep); Reset(bientep, n); Với n là độ lớn tính theo Byte. c. Đọc và ghi tệp không định kiểu: * Đọc tệp không định kiểu: BlockRead(bientep,biennho,i,j); * biennho: là biến đã được khai báo cùng kiểu với các phần tử của tệp, biến nhớ đóng vai trò vùng nhớ đệm để lưu trữ dữ liệu đọc từ phần tử của tệp ra. * i: là số phần tử quy định cho mỗi lần đọc. * j: là biến kiểu Word, dùng để ghi lại số phần tử thực sự đã được đọc. * Ghi tệp không định kiểu: BlockWrite(bientep,biennho,i); 1. Truy nhập tệp không định kiểu: Tệp không kiểu cũng được truy nhập như tệp có kiểu nghĩa là cũng dùng thủ tục Seek(bientep,n) để truy nhập vào phần tử thứ n+1 của tệp. Lưu ý là với tệp không kiểu, mỗi lần con trỏ dịch chuyển nó sẽ dịch chuyển một số byte đúng bằng số byte đã quy định trong lệnh Rewrite() hoặc Reset() Ví dụ 2.10 Nhập vào tệp các phần tử là record và sau đó viết chúng ra màn hình. Trong phần khai báo record chọn Hoten là string[15] và Diem thuộc kiểu Real. Mã: Program tep_khong_kieu; Uses Crt; Type hs=record Hoten:string[15]; Diem:real; End; Var bt:file; k,nguoi:hs; i,j:byte; begin clrscr; assign(bt,’tep0kieu.dat’); rewrite(bt,22); write(‘Nhap bao nhieu nguoi?’); readln(n); for i:=1 to n do with nguoi do begin write(‘ Ho va ten:’); readln(hoten); write(“Diem tong:’); readln(diem); blockwrite(bt,nguoi,1); end; for i:=1 to n-1 do begin seek(bt,i); blockread(bt,k,1); textcolor(red); with k do writeln(hoten.’ ‘,diem:5:2); end; ose(bt); Readln; End.