Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Máy Chiếu

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Pussy, Thg 10 9, 2016.

  1. Pussy

    Pussy New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    950
    Máy chiếu là thiết bị văn phòng đã có lịch sử ra đời và phát triển khá lâu đời nhưng sự ra đời của nó thì ít người biết. Để hiểu hơn về sản phẩm văn phòng này. Topgia.vn đưa đến cho bạn lịch sử ra đời của máy chiếu từ thế kỉ 15 đến nay. Dòng sản phẩm này sẽ còn phát triển hơn nữa khi những chiếc tivi LCD màn hình rộng chưa thực sự phổ biến, giá thành quá cao lại không phải nơi nào cũng trang bị được.

    Có lẽ ít ai ngờ tới, sự ra đời của máy chiếu đã bắt đầu từ thế kỉ 15 bắt nguồn từ Johannes de Fontana vào năm 1420. Chiếc máy chiếu đầu tiên này đơn giản đến không ngờ, khi ông muốn có 1 hình ảnh nhỏ được chiếu trên bề mặt có kích thước lớn hơn ông đã vẽ tranh lên màng mỏng đặt trên 1 khung hình mờ. Sau đó ông sử dụng ánh sáng chiếu qua rọi lên 1 bề mặt nhẵn.

    [​IMG]

    Hình ảnh một trong những chiếc máy chiếu sơ khai

    Dĩ nhiên chất lượng hình ảnh của chiếc máy chiếu đầu tiên này không được tốt cho lắm nếu không muốn nói là nhòe nhoẹt và không rõ nét. Nhưng đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của 1 sản phẩm công nghệ còn phát triển cho đến ngày nay để có được những chiếc máy chiếu Acer, máy chiếu Dell với những công nghệ tiên tiến hơn, khả năng hoạt động mạnh mẽ, thiết kế đẹp và nhỏ gọn cũng là ưu điểm của các sản phẩm máy chiếu Acer hiện tại. Người ta ghi lại rằng đây là 1 bức tranh phác họa thầy tu.

    [​IMG]



    Sự ra đời của chiếc máy chiếu đầu tiên

    Từ ý tưởng và nguyên lí ban đầu đó, các nhà nghiên cứu khác trên thế giới không ngừng nghiên cứu và phát triển những sản phẩm có công dụng tương đương máy chiếu đó là phát 1 hình ảnh nhỏ ra 1 màn hình lớn hơn. Ví dụ như năm 1515 ở Pháp có Pierre Fournier. Hay năm 1589 ông Giovanni Battista della Porta người Ý cũng đã chế tại ra 1 chiếc máy chiếu. Các loại máy chiếu dần xuất hiện nhiều hơn và đa dạng hơn về công nghệ chiếu hình.

    Lịch sử ra đời của máy chiếu được định mốc bởi nhiều năm:

    - Năm 1645: Máy chiếu của học giả Athansius Kircher người Đức vẫn sử dụng nguyên lí chiếu hình ảnh bằng ánh sáng của Fonata nhưng máy chiếu lúc này đã có thêm thấu kính, đây là bước tiến quan trọng, một đổi mới thực thụ về máy chiếu. Sản phẩm này phản chiếu ánh sáng mặt trời từ gương nhỏ qua thấu tính và xuất hiện trên máy chiếu, sản phẩm được gọi là “Đèn chiếu ma thuật” (Magic Lantern). Ánh sáng lấy từ mặt trời hoặc đèn dầu đi qua 1 tấm kính mờ và tấm phim slide. Thấu kính hội tụ ánh sáng nên hình ảnh sẽ rõ hơn khi Fonata sử dụng ánh sáng mà không có thấu kính đặt trước nguồn sáng và tấm phim slide.

    [​IMG]

    Các kiểu máy chiếu năm 1860

    - Năm 1659, nhà vật lý người Hà Lan Christian Huygens đã nghiên cứu 1 chiếc máy chiếu có tới 3 chiếc thấu kính lắp kèm. Ông được coi là người phát minh máy chiếu có triển vọng nhất thời bấy giờ nhờ vào việc nghiên cứu quang học và thuyết lượng tử ánh sáng.

    - Năm 1663 đánh dấu mốc máy chiếu chính thức được bày bán và thương mại hóa tại một vài thành phố ở châu Âu khi Huygens bắt tay với Richard Reeves -1 nhà kinh doanh thiết bị quang học.

    Đến nay thì máy chiếu đã có những bước thay đổi lớn, chiếc máy chiếu Sony VPL-DX111 thoát khỏi những thiết kế cồng kềnh, đồ sộ như trước kia để "lột xác" trở thanh một chiếc máy chiếu nhỏ gọn, kiểu dáng bắt mát, màu sắc thanh lịch. Máy chiếu Sony VPL-DX111 hỗ trợ chúng ta rất tốt trong công việc và học tập.

    - Thế kỉ 19 ghi nhận bước tiến lớn tiếp theo của công nghệ sản xuất máy chiếu khi hệ thống ánh sáng được ứng dụng trong máy chiếu 1 cách tinh vi và phức tạp với việc sử dụng thêm thấu kính với bộ lọc màu. Nhờ vào đó, ánh sáng chiếu chuẩn hơn nhờ nguồn sáng hội tụ mạnh. Bước tiến này được thực hiện bởi nhà bác học nổi tiếng Faraday. Nhờ vào đó các hình ảnh chiếu động dần dần ra đời và cuối thế kỉ. Đây là tiền đề ra đời của vô tuyến điện.

    [​IMG]

    Thế hệ máy chiếu hiện đại đầu tiên của nhà sản xuất máy chiếu Sony

    Trải qua quá trình hình thành và phát triển đó máy chiếu ngày càng được cải tiến và nâng cấp hiện đại hơn. Đến ngày nay máy chiếu chủ yếu sử dụng 3 công nghệ là công nghệ LCD, DLP, LCOS và LED, để hiểu hơn máy chiếu là gì, các loại máy chiếu hiện nay có những loại nào, ưu điểm nổi bật của các loại đó ra sao, mức độ chất luongj cao hay thấp xin mời bạn cùng tham khảo bài viết máy chiếu là gì, các loại máy chiếu hiện nay để có thêm thông tin bổ ích.. Nó có thể chiếu hình ảnh động với chất lượng cao và độ sắc nét ngày càng tốt. Giá thành của nó cũng trải dài từ phân khúc bình dân tới phân khúc cao cấp sẽ có những tính năng và hiệu suất làm việc khác nhau.

    Sự ra đời của máy chiếu không chỉ phục thuộc và 1 nhà phát minh mà là sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học tâm huyết. Máy chiếu ngày nay càng ngày càng tiến dần đến với sự hoàn hảo về chất lượng hình ảnh.
     
    Last edited by a moderator: Thg 2 13, 2018
  2. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,450
    Lịch sử máy chiếu

    Ý tưởng đầu tiên

    Ngay từ thế kỷ 16 con người ta đã có ý tưởng và hình thành máy chiếu. Ý tưởng về một hình ảnh được chiếu lên một bề mặt nào đó đã bắt nguồn từ Johannes de Fontana vào năm 1420. Ông đã vẽ những bức tranh lên một màng mỏng đặt trên một khung kính mờ để ánh sáng từ bên trong có thể xuyên qua được và chiếu lên trên một bề mặt nhẵn nào đó. Fontana đã thành công nhưng do không sử dụng thấu kính để hội tụ ánh sáng nên hình ảnh từ máy chiếu của ông rất mờ và không rõ nét.


    [​IMG]
    Sự ra đời của chiếc máy chiếu đầu tiên


    Những sáng tạo kế tiếp

    Máy chiếu thực sự phát triển vào nửa đầu thế kỷ 19 khi nhà bác học Faraday đã phát triển hệ thống ánh sáng đem đến những bước tiến mới cho sản phẩm này. Hệ thống có sử dụng thêm thấu kính cùng với bộ lọc màu để lấy ánh sáng chiếu chuẩn bởi nguồn sáng hội tụ quá mạnh. Phát minh này đánh dấu sự tiến bộ của máy chiếu và là bước nhảy cho những máy chiếu tương lai.

    Chính sự phát triển mạnh mẽ của máy chiếu dần cho ra những hình ảnh chiếu động (gần như chiếu phim) đầu tiên vào cuối thế kỷ 19, đã làm tiền đề để cho ra đời những chiếc vô tuyến sau này.


    [​IMG]
    Chiếc máy chiếu năm 1950

    Dưới đây là sợ bộ các dòng máy chiếu xuất hiện từ những năm 1950 đến nay:

    - Máy chiếu Ảnh: Một trong những dòng máy chiếu xuất hiện sớm nhất, cho phép người sử dụng chiếu hình ảnh văn bản tài liệu in mà không cần phải kết nối với một thiết bị khác.

    - Máy chiếu Slide: Cũng được phát triển nhưng năm 1950. Máy chiếu slide khá phổ biến đến khoảng những năm 1970. Với máy chiếu Slide các văn bản trình chiếu được đặt trên 1 slide dài 35 mm cho phép người dùng trình chiếu thành một đoạn phim.

    [​IMG]

    Các máy chiếu những năm 1860


    - Máy chiếu Bảng kỹ thuật số: Máy chiếu Bảng kỹ thuật số bao gồm một tấm LCD, quạt làm mát, một tấm nhựa hay kim loại bao xung quanh màn hình LCD. Chưa đầy một năm từ khi ra mắt sản phẩm, dòng máy chiếu này đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành dòng máy chiếu kỹ thuật số đầu tiên.

    - Máy chiếu kết nối máy tính: Máy chiếu với tích hợp đầy đủ dữ liệu kỹ thuật số ra đời đầu những năm 1990 với mục đích sử dụng ban đầu trong việc kinh doanh, giảng dạy và đào tạo. Đây gần như là sự kết hợp giữa máy chiếu hắt và máy chiếu kỹ thuật số tạo nên một sản phẩm nhỏ gọn dễ di chuyển.

    [​IMG]

    - Máy chiếu phim: Dòng máy chiếu phim gia đình có lẽ là dòng máy phát triển bùng phát nhất, cạnh tranh với cả những phòng chiếu phim cỡ nhỏ.

    - Máy chiếu đa năng: Kết hợp trình chiếu video, số liệu, hình. Máy chiếu đa năng là dòng máy chiếu phổ biến nhất hiện nay với ứng dụng rộng rãi trong văn phòng, lớp học, hội họp, hay sự kiện.

    - Máy chiếu ngày nay: Đến nay đã có nhiều loại máy chiều ra đời có kiểu dáng nhỏ gọn (đặt gọn trong lòng bàn tay hoặc trọng lượng chỉ hơn 1kg) với công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng như máy chiếu phim, máy chiếu slide…., máy chiếu hỗ trợ đa phương tiện. Vẫn dựa trên nguyên lý hoạt động của máy chiếu từ các thế kỷ trước nhưng công nghệ đã được thay đổi. Công nghệ được sử dụng trong những chiếc máy chiếu chủ yếu là LCD (Liquid Crystal Display), DLP (Digital Light Processing) và LCoS (Liquid Crystal on Silicon), chúng liên quan đến cơ chế hoạt động bên trong mà máy chiếu sử dụng để hiển thị hình ảnh.

    + LCD là từ viết tắt của Liquid Crystal Display - công nghệ hiển thị tinh thể lỏng. Về cơ bản, công nghệ LCD trên máy chiếu khá giống với công nghệ trên TV LCD. Mỗi chiếc máy chiếu LCD sẽ sử dụng 3 tấm nền LCD, trong đó mỗi tấm sẽ đảm nhận tái tạo một trong 3 màu sắc cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Ánh sáng từ cả 3 tấm nền sẽ được chiếu lên màn hình cùng 1 lúc để tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh.

    [​IMG]

    Công nghệ LCD


    + DLP là từ viết tắt của Digital Light Processing - xử lý ánh sáng kỹ thuật số. Công nghệ này sử dụng một hệ thống vi gương siêu nhỏ (micromirror) để hắt ánh sáng lên màn chiếu. Những vi gương này được lập trình để có thể hắt ánh sáng về phía màn hình (trạng thái ON) hoặc theo hắt ánh sáng ra hướng khác (trạng thái OFF). Các trạng thái ON hoặc OFF của mỗi vi gương sẽ tạo ra một điểm ảnh sáng hoặc tối trên màn hình, và mỗi vi gương có thể chuyển trạng thái ON/OFF lên đến 10 ngàn lần mỗi giây. Hầu hết các máy chiếu sử dụng trong rạp chiếu phim hiện nay đều là DLP.


    [​IMG]

    Công nghệ DLP


    + LCoS là từ viết tắt của Liquid Crystal on Silicon - tinh thể lỏng trên silicon, và là công nghệ lai giữa LCD và DLP. Loại máy chiếu này sử dụng chip tinh thể lỏng với hệ thống vi gương, hay nói cách khác, ánh sáng được phát ra từ tấm nền LCD sau đó được phản xạ trên gương giống như DLP.

    [​IMG]

    Công nghệ LCoS


    Và mới đây Casio đã cho ra mắt mẫu máy chiếu thân thiện với môi trường Casio XJ-V1, được trang bị hệ thống đèn Hybrid lai giữa đèn Laser và đèn LED. Hệ thống đèn lai này có nhiều ưu điểm so với việc sử dụng bóng đèn thủy ngân truyền thống, thường chỉ được trang bị trong các máy chiếu đắt tiền và XJ-V1 là chiếc máy chiếu rẻ nhất trên thị trường được trang bị loại đèn chiếu này, hiện đang được cung cấp với mức giá tham khảo tại Việt Nam: Khoảng 17 triệu đồng.
     
  3. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,450
    Máy chiếu được biết đến là một thiết bị có bộ phận phát sáng, có công suất lớn, đi qua một hệ thống xử lý trung gian để giúp tạo ra hình ảnh trên màn trắng sáng, giúp hình ảnh được phóng to tiện cho việc qan sát dễ dàng hơn.

    [​IMG]

    Máy chiếu có thiết kế nhỏ gọn



    1. Máy chiếu công nghệ LCD
    Máy chiếu công nghệ LCD là viết tắt tiếng anh của Liquid crystal display là tổng hợp hình ảnh màu dựa trên 3 màu cơ bản đó là lục, đỏ, xanh dương được dùng phổ biến trong máy in, màn hình. Nguồn sáng sáng trắng ban đầu sẽ được tách thành 3 nguồn sáng đơn sắc đỏ, lục, xanh dương rồi được dẫn đến tấm LCD độc lập. Khi điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng, ánh sáng không thể xuyên qua thì điểm ảnh trên màn hình là đen biểu diễn trên màn hình là đen. Do đó, độ sáng của điểm ảnh cũng thay đổi tương ứng theo trạng thái mở của điểm ảnh LCD. Người dùng có thể điều khiển tấm LCD đóng mở điểm ảnh theo các thông tin ảnh số thu được từ ảnh thu dựa vào hệ màu RGB. Tất cả sẽ được tổng hợp trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước khi xuất ra màn chiếu.

    Ưu điểm của máy chiếu sử dụng công nghệ LCD là luôn thể hiện được màu sắc phong phú, độ sắc nét cao và có độ sáng cao. Với nguồn ánh sáng ổn định giúp cho việc tái hiện luôn rõ nét, mượt mà.

    1. Máy chiếu công nghệ DLP
    Máy chiếu DLP – Digital Ligth Processing sử dụng gương để phản chiếu ánh sáng chứ không sử dụng phương pháp trong suốt như LCD. Công nghệ có một chip DMD (Direct Micromirror Device) dùng để tích hợp hàng ngàn vi gương, tương ứng với mỗi vi gương là một điểm ảnh. Vi gương có tốc độ giao động hàng ngàn lần/ giây trên có thể thể hiện được 1.014 cấp độ xám. Để có thể hiện hình ảnh màu, một bánh quay màu được đặt giữa DMD và nguồn sáng. Bánh quay được sử dụng phổ biến hiện nay với 4 màu gồm đỏ, lục, xanh dương, trắng để có thể xuất ra 4 ảnh đơn sắc trong cùng 1 chu kỳ. Thay vì tổng hợp tại thấu kính thì 4 hình ảnh lần lượt được thể hiện và tổng hợp trong não người, giống như phương pháp tổng hợp ảnh 3D bằng mắt.

    [​IMG]

    Mỗi loại máy chiếu sẽ có ứng dụng công nghệ khác nhau

    1. Máy chiếu công nghệ LCOS
    Công nghệ Liquid Crystal on Silicon là công nghệ kết hợp cả LCD và DLP. Lớp đế gương phản chiếu sẽ được phủ một lớp thạch anh mỏng mà tia sáng được phản chiếu sẽ tạo ra các điểm sáng hoặc tối. Công nghệ này có thể ứng dụng trên các dây chuyền sản xuất vi mạch bán dẫn hiện nay trên chi phí sản xuất khá hợp lý. Công nghệ này cho hình ảnh mượt, không lộ điểm, độ phân giải cao. Khi xem thì loại máy chiếu này không gây ra hiện tượng hoa mắt hay vệt cầu vồng cho người xem.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này