50 trò ‘điện tử 4 nút’ làm trẻ em Việt Nam ‘cuồng dại’ một thuở Với các trò chơi “huyền thoại”, “điện tử 4 nút” (tên quốc tế là NES – Nintendo Entertainment System) đã làm mê mẩn rất nhiều học trò Việt Nam những năm 1990 trở về trước. Download: Giả Lập Game 4 Nút NES Trên PC - Link dự phòng Password nếu có: www.dembuon.vn Ngày nay, dù máy điện tử NES gần như đã biến mất trên thị trường, người chơi vẫn có thể trải nghiệm những trò chơi huyền thoại một thời qua các phiên bản số hóa trên máy tính. Dù vậy, cảm giác “thăng hoa” như khi được cầm bộ trò chơi “điện tử 4 nút” nguyên bản 2 thập kỷ trước là điều chắc chắn không bao giờ có thể trở lại. Trò chơi “Contra” của hãng Konami ra mắt vào tháng 2/1988 là một trong những trò chơi “điện tử 4 nút” được yêu thích nhất ở Việt Nam. Người chơi sẽ điều khiến hai nhân vật có tên là Bill Rizer “Chó điên” và Lance Bean “Bọ cạp” thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa một nhóm khủng bố có kế hoạch đánh chiếm cả thế giới. Contra đã trở thành một trò chơi “huyền thoại”, để lại cho giới nghiền game Việt Nam thuật ngữ “phá đảo” – vượt qua màn chơi cao nhất, bắt nguồn từ đoạn kết của trò chơi là cảnh hòn đảo của kẻ thù bị hủy diệt. “Battle City” – ở Việt Nam gọi là trò “Xe tăng” – được hãng Namcot phát hành năm 1990. Đây cũng là một trò chơi xứng đáng được xếp vào hàng “huyền thoại” vì mức độ phổ biến. Người chơi sẽ điều khiển chiếc xe tăng của mình bảo vệ thành và tiêu diệt hết xe tăng của đối phương để qua bài. Để vượt qua tất cả 35 màn chơi của Battle City là cả một kỳ công. Tetris (xếp hình) là trò chơi được kĩ sư Alexey Pajitnov của Liên Xô lập trình vào năm 1984, đến năm 1989 được hãng Nintendo của Nhật Bản phát hành bản dành cho máy điện tử “4 nút”. Nhạc nền của trò chơi là những bản dân ca Nga rất ấn tượng. Không chỉ nổi tiếng trên điện tử 4 nút, Tetris còn làm điên đảo thế hệ học sinh Việt Nam đầu những năm 1990 với sự xuất hiện của chiếc máy điện tử cầm tay Brick Games. Super Mario Bros (thường gọi tắt là Mario) là trò chơi được hãng Nintendo phát hành năm 1985. Trong trò này, người chơi điều khiển hai nhân vật Mario và Luigi (anh của Mario) xâm nhập vào Vương quốc Nấm để giải cứu công chúa Peach từ nhân vật phản diện Bowser. Super Mario Bros được ưa chuộng đến nỗi, hầu như băng điện tử nào cũng phải có trò chơi này. “Người tiền nhiệm” của Super Mario Bros là Mario Bros, được Nintendo phát hành vào năm 1983. Trò này có cách chơi hoàn toàn khác Super Mario Bros, nhưng về độ hấp dẫn thì không thua kém là bao. “Bomberman” được hãng Hudson Soft phát triển từ đầu thập niên 1980 và ra mắt bản dành cho điện tử 4 nút vào năm 1987. Trong trò này người chơi sẽ điều khiển nhân vật Bomberman đặt bom để tiêu diệt hết quái vật trong một mê cung. Bomberman ngày nay vẫn còn được ưa thích, với nhiều phiên bản khác nhau dành cho máy tính hoặc điện thoại. Trò chơi “Road Fighter”, thường được gọi là trò “đua xe”, do hãng Palcom phát triển và phát hành năm 1991. Đây là một trò chơi gây sự phấn khích rất cao. Trò chơi “Pac-man” được hãng Nintendo giới thiệu năm 1980 đã gây ra một cơn sốt toàn cầu và trở thành biểu tượng văn hóa ảnh hưởng đến tận ngày nay. Phiên bản dành cho điện tử 4 nút của trò chơi này được hãng Tengen lập trình và phát hành năm 1988. “Galaga” hay “Galaxian”, được biết đến ở Việt Nam với tên “Bắn ruồi”, là trò chơi được hãng Bandai phát hành năm 1988. Người chơi sẽ điều khiển một con tàu vũ trị để tiêu diệt lũ “ruồi” – thực ra là các quái vật côn trùng khổng lồ đến từ hành tinh khác – để bảo vệ Trái đất. “Bắn chuông” hay “TwinBee” được hãng Konami cho ra mắt năm 1985. Trò này được gọi là “bắn chuông” vì người chơi sẽ phải bắn đám mây để những chiếc chuông rơi ra và “ăn” lấy điểm. Có thể “nuôi” chuông cho đến kho đỗi màu để nâng cấp súng ống, áo giáp hay tăng tốc độ bay… “Teenage Mutant Ninja Turtles” hay “Ninja Rùa” là trò chơi cho hãng Ultra Game phát hành năm 1989, đây là trò chơi chiến đấu hấp dẫn không kém Contra, nhưng độ khó và phức tạp cao hơn nhiều. “Yie Ar Kung-Fu”, thường được gọi là trò “Công phu” do hãng Konami phát hành năm 1985. Đây là trò chơi chiến đấu kiểu đối kháng 1-1, được cho là sự mở đầu cho những trò chơi dạng tương tự sau này. “The Legend of Kage” là trò chơi do hãng Taito phát hành năm 1985. Ở Việt Nam, trò này được gọi là “Ninja cứu mẹ”. Tên gọi “Ninja cứu mẹ”xuất phát từ cảnh mở đầu trò chơi, với “người mẹ” bị ninja kẻ thù bắt cóc và nhân vật chính của trò chơi phải đi giải cứu. Thực ra thì “người mẹ” ở đây là một cô gái trẻ, và tên trò chơi phải là “Ninja cứu bồ” mới chính xác. Có kiểu chơi tương tự Super Marios Bros, “Hudson’s Adventure Island” là một trò chơi đầy cuốn hút được hãng Hudson Soft phát hành năm 1988. Ở Việt Nam trò này thường được gọi là “Mario chuối”. “Popeye” là trò chơi do Nintendo phát hành năm 1986, lấy cảm hứng từ cuộc tình tay ba của thủy thủ Popeye, làng Olive và anh chàng phá đám Bluto trong loạt phim hoạt hình nổi tiếng Popeye. Ra mắt năm 1986, “Don Keykong 3″ là phiên bản rất thành công của loạt trò chơi “Don Keykong” do hãng Nintendo phát triển. Ở Việt Nam trò chơi này được gọi là “Kinh Kông”. Ra mắt cùng thời điểm với Donkey Kong 3, “Donkey Kong Jr.” của Nintendo. Trái ngược với Donkey Kong 3, chú kingkong trong trò chơi này là nạn nhân cần được giải cứu chữ không phái kẻ phản diện. “Jackal” là trò chơi dạng “chạy và bắn”, do hãng Konami phát hành năm 1986. Ở Việt Nam trò này thường được gọi là trò “xe jeep”. “Duck hunt” hay “bắn vịt” do Nintendo phát hành năm 1985, là trò chơi nổi bật trong loạt trò chơi điện tử 4 nút đặc biệt, phải dùng thiết bị phụ trợ là NES Zapper – có hình dạng một khẩu súng mới chơi được. Nếu không bắn trúng con vịt nào, chú chó săn sẽ cười nhạo người chơi như hình trên. Đây là khẩu súng NES Zapper, niềm mơ ước của những đứa trẻ nghiền điện tử 4 nút ở Việt Nam, bởi không dễ gì tìm mua được thiết bị này. Cách sử sụng NES Zapper khá đơn giản, cứ nhằm vào màn hình TV mà… bắn. “Shadow of the Ninja”, ở Việt Nam gọi là “Ninja Kage” là trò chơi chiến đấu do hãng Natsume phát hành năm 1990. Trò chơi lấy bối cảnh năm 2029, khi chúa tể Garuda chiếm nước Mỹ, hai Ninja thuộc dòng họ Iga là Hayate (nhân vật nam) và Kaede (nhân vật nữ) được gửi đến thành trì của Garuda và tiêu diệt hắn. “Side Pocket” của hãng Data East phát hành năm 1987 là “món quà” dành cho những người mê làm cơ thủ billard trên màn hình TV. Một trong những trò chơi thể thao thành công nhất trên máy điện tử 4 nút là trò Tennis, được Nintendo phát hành năm 1985. “Urban Champion” do Nintendo phát hành năm 1986, lấy cảm hứng từ các trận ẩu đả trên đường phố ở nước Mỹ. “Mega Man” là loạt trò chơi rất thành công của hãng Capcom. Từ năm 1987 – 1993, đã có đến 5 bản nối tiếp nhau của trò chơi này được phát hành. “Double Dragon II: The Revenge” do hãng Acclaim Entertainment phát hành năm 1990. Nội dung trò chơi bắt đầu với việc Marian – nữ thành viên của băng Double Dragon (Song Long) bị thủ lĩnh của băng Black Warriors bắn chết. Hai anh em Billy và Jimmy Lee đã được giao nhiệm vụ trả thù cho cái chết của Marian. “Antarctic Adventure” (Khám phá Nam Cực) do Konami phát hành năm 1983 là một trò chơi có vẻ đơn giản nhưng không dễ chơi. Người chơi phải điều khiển chú chim cánh cụt “chạy marathon” trên mặt băng, tránh bị rơi xuống hố hoặc va phải voi biển để có thể về đích đúng thời hạn. “Excitebike” hay “đua xe máy” do Nintendo phát hành năm 1985 là trò chơi rất phù hợp với dân “tổ lái”. “Nekketsu Kakuto Densetsu” là trò chơi đánh nhau “cực nhộn”, do hãng Technos Japan phát hành năm 1992. “Kunio Kun Soccer League” là môt trò chơi đá bóng cũng “nhộn” không kém của Technos Japan, phát hành năm 1990. “Ice Climber” hay “đập băng” là trò chơi do hãng Nintendo phát hành năm 1985. Nhiệm vụ của người chơi là điểu khiển hai đứa trẻ Eskimo, gồm cậu bé Popo (áo xanh) và cô bé Nana (áo hồng) chinh phục các đỉnh núi băng giá và đầy kẻ thù. “Circus Charlie” thường gọi là trò “xiếc”, được hãng Konami phát hành năm 1990. Để vượt qua cả 6 màn của trò này, người chơi phải cực kỳ khéo léo và kiên nhẫn. “Kung-Fu Master”, còn có tên khác là “Spartan-X” do hãng Nintendo phát hành năm 1985, lấy cảm hứng từ bộ phim Quán ăn lưu động (Wheels on Meals) do Jackie Chan thủ vai. Trò chơi “Battletoads” được hãng Tradewest phát hành năm 1991 như một đối thủ của trò “Ninja rùa” (Teenage Mutant Ninja Turtles). Nội dung trò chơi xoay quanh cuộc chiến giữa 3 chú “siêu cóc” có tên Rash, Zitz and Pimple với lực lượng của Nữ hoàng Hắc ám (Dark Queen) ở ngoài không gian. Trò này ở Việt Nam được gọi bằng cái tên rất “chối tại”: Song long ếch. “Mighty Final Fight” do hãng Capcom phát hành năm 1993 là một trong những ngôi sao sáng cuối cùng của thể loại trò chơi “đập nhau” trên điện tử 4 nút. “Contra Force” do hãng Konami phát hành năm 1992 có thể coi là bản nâng của trò chơi “Super Contra” huyền thoại. Ngoài nội dung trau chuốt hơn, hai nhân vật chính còn có thêm nhiều vũ khí để lựa chọn như súng phun lửa, súng phóng lựu, mìn, tên lửa tầm nhiệt vác vai… và có thể sử dụng luân phiên 2 loại vũ khí khác nhau. Là trò chơi bóng đá do hãng Tecmo phát hành vào năm 1988, “Captain Tsubasa” đã dẫn đầu bảng xếp hạng các trò chơi “4 nút” bán chạy nhất tại cả Nhật Bản lẫn Mỹ. Thậm chí, Tecmo còn làm thêm một phiên bản tiếng Tây Ban Nha và một phiên bản tiếng Ả Rập có tên Captain Majid. “M.U.S.C.L.E.” là trò chơi chiến đấu đối kháng rất hấp dẫn do hãng Bandai phát hành năm 1986. Trò này dựa trên loạt phim hoạt hình Nhật Bản về đô vật Kinkeshi. “Pinball” do Nintendo phát hành năm 1985 là trò chơi cực kỳ lý tưởng để giết thời gian. “1942″ do hãng Capcom phát hành năm 1986 là trò chơi dạng “bay và bắn hạ” lấy bối cảnh cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trong Đại chiến thế giới II. “Tecmo World Cup Soccer” do hãng Tecmo phát hành năm 1991 là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị trò chơi bóng đá được ưa chuộng nhất trên điện tử 4 nút. Trong trò “Balloon Fight” do Nintendo phát hành năm 1986, người chơi sẽ qua bài nếu “tiêu diệt” được rất cả kẻ thù bằng cách đập vỡ các quả bóng bay. Nếu chơi 2 người phải cẩn thận kẻo “giết” lẫn nhau. Trò chơi billard “Lunar Pool” do hãng FCI phát hành năm 1987 gây hứng thú mạnh mẽ với những bàn billard có thiết kế rất kỳ quái. “B-Wing” (hay Battle Wings) do hãng Data East phát hành năm 1986 là trò chơi lấy ý tưởng từ các cuộc chiến phi thuyền không gian từ bộ phim Star Wars. Người chơi có thể lựa chọn rất nhiều loại đạn khác nhau, nhưng hầu như ai cũng chọn loại đạn màu đen như trong hình. “Chip ‘n Dale: Rescue Rangers” do hãng Capcom phát hành năm 1990 là cuộc phiêu lưu gay cấn của 2 chú sóc trong loạt phim hoạt hình “Chip ‘n Dale” nổi tiếng. Trò chơi này đã bãn được 1,2 triệu bản trên toàn thế giới. “Dig Dug II” do hãng Namco phát hành năm 1989 là trò chơi đòi hỏi khả năng tư duy tốt. Nhiệm vụ của người chơi là bơm cho những con quái vật trong lòng đất nổ tung, hoặc làm chúng bị đè bẹp bằng những tảng đá. “Dr. Mario” do hãng Nintendo phát hành năm 1990, ở Việt Nam gọi là “xếp thuốc”, là một trò chơi dạng xếp hình rất hay, trong đó người chơi phải xếp những viên thuốc theo màu sắc để tiêu diệt được những con virus có cùng màu. Rất nhiều người Việt biết đến môn đánh golf qua trò “Golf” do hãng Nintendo phát hành năm 1985. “Felix the Cat” do hãng Hudson Soft phát hành năm 1992 là trò chơi phiêu lưu dựa trên nhân vật hoạt hình chú mèo Felix rất được ưa chuộng. “Kyatto Ninden Teyandee” do hãng Tecmo phát hành năm 1991 là trò chơi phiêu lưu dựa trên loạt phim hoạt hình Nhật Bản cùng tên. ở Việt Nam, trò chơi này được gọi là “ninja mèo”. Người chơi sẽ sử dụng luân phiên 1 trong 3 nhân vật chính, với khả năng chiến đấu khác nhau, để thực hiện các nhiệm vụ của trò chơi. “Nut and Milks” do hãng Hudson Soft phát triển từ năm 1983 là câu chuyện tình yêu giữa chàng Milk và nàng Nut, trong đó người chơi phải điều khiển Milk vượt qua mọi trở ngại và kẻ thù để đến được với tình nhân của mình. Source: http://nesbox.com/game