Từ lâu chúng ta đã nghe thấy cụm từ nguồn xung rất nhiều nhưng chúng ta lại không biết nguồn xung là gì? Nó bao gồm những linh kiện nào và tính ưu việt của nó trong thiết kế điện tử! Qua nhiều năm làm bảo hành, thiết kế và sửa chữa các thiết bị như sửa bếp từ, sửa lò vi sóng, sửa nồi cơm điện tử, sửa ampli, sửa máy hút mùi, sửa máy hút bụi, sửa ô tô điện trẻ em, sửa máy xay sinh tố, sửa máy phun sương, sửa quạt điện điều khiển....chúng tôi biết rằng nguồn xung ngày càng được sử dụng rộng dãi trên các thiết bị điện tử. Vậy nguồn xung là gì? Nguồn xung là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn điện xoay chiều sang nguồn điện một chiều bằng chế độ dao động xung tạo bằng mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung. Chúng ta biết rằng nguồn tuyến tính cổ điển sử dụng biến áp sắt từ để làm nhiệm vụ hạ áp rồi sau đó dùng chỉnh lưu kết hợp với ic nguồn tuyến tính tạo ra các cấp điện áp một chiều mong muốn như 3.3V, 5V, 6V, 9V, !2V, 18V, 24V.... Những bộ nguồn như trên thường rất công kềnh và tốn vật liệu lên không còn được sử dụng nhiều. 1) HÌNH DẠNG MỘT BỘ NGUỒN XUNG TRONG THỰC TẾ SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MỘT NGUỒN XUNG Đầu tiên điện áp đầu vào sẽ từ 80V chô đến 220V xoay chiều qua các cuộn lọc nhiễu rồi vào đi ốt chỉnh lưu thành điện một chiều cỡ khoảng gần 130 -300V( tùy từng điện áp AC đầu vào) trên tụ lọc nguồn sơ cấp. Tụ lọc nguồn sơ cấp có nhiệm vụ tích năng lượng điện một chiều cho cuộn dây sơ cấp biến áp xung hoạt động. Các tụ lọc sơ cấp thường thấy như 4,7uF - 400V, 10uF-400V, 220uF-400V, 10uF-200V Cuộn dây sơ cấp của biến áp xung được cấp điện theo xung cao tần thông qua khối chuyển mạch bán dẫn là các linh kiện như transistor, mosfet hay IGBT. Các xung điện này được tạo ra nhờ bộ tạo xung hoặc các mạch dao động điện tử. Các mạch dao động tạo xung thường gặp như Viper22, Viper12, hx202, Tl494, Sg3525, Ở bên cuộn thứ cấp của biến áp xung sẽ có những mạch chỉnh lưu cho ra điện một chiều cấp điện cho tải tiêu thụ. Điện áp thứ cấp này sẽ được duy trì ở một điện áp nhất định như 3.3V, 5V, 9V, 12V, 15V, 18V, 24 V nhờ mạch ổn áp. Đồng thời mạch hồi tiếp sẽ lấy tín hiệu điện áp ra để đưa vào bộ tạo xung dao động nhằm khống chế sao cho tần số dao động ổn định với điện áp ra mong muốn! Các IC ổn ấp thường dùng là 7805, 7809, 7812, 7818. IC ghim áp đưa vào mạch hồi tiếp là IC431, còn IC hồi tiếp là opto couple PC817. 3) ƯU , NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGUỒN XUNG Ưu điểm: -Giá thành rẻ, gọn, nhẹ dễ tích hợp cho những thiết bị nhỏ gọn, hiệu suất cao, Nhược điểm: Chế tạo đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết kế phức tạp, việc sửa chữa cũng khó khăn cho những người mới học , ngoài ra tuổi thọ của nó thường không cao!