Hướng Dẫn Tạo VPS DigitalOcean Và Nhận 35$ Miễn Phí Vào Tài Khoản

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Free, Thg 10 29, 2017.

  1. Free

    Free New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    155
    Hướng dẫn tạo VPS Digital Ocean trong 5 phút

    Đăng ký VPS tại đây: DigitalOcean

    Trước hết các bạn đăng nhập vào tài khoản, chọn Create Doplet như hình bên dưới:

    [​IMG]

    Chúng ta sẽ vào trang tạo VPS và thực hiện từng bước từ trên xuống dưới:

    Bước 1 – Choose An Image : Chọn Hệ Điều Hành
    Trong phần này có 2 lựa chọn chính, bạn có thể chọn cài các hệ điều hành (Distributions) hoặc chọn cài đặt các ứng dụng web có sẵn One-click Apps. Chúng ta sẽ chọn cài hệ điều hành.

    Có 6 hệ điều hành Linux (miễn phí), chúng ta sẽ chọn cái phổ biến nhất là CentOs, và chọn version 6.8 (32bit hay 64 bit đều OK), vì version 7 khá mới, nhiều kỹ thuật sẽ thay đổi nên chưa có nhiều hướng dẫn nếu bạn gặp phải các lỗi trong quá trình sử dụng.

    [​IMG]

    Bước 2:Choose a size – Chọn tài nguyên máy chủ
    Đây là phần quyết định vps của bạn mạnh yếu thế nào, tất nhiên chúng ta sẽ chọn tài nguyên phù hợp với nhu cầu sử dụng của website và khả năng tài chính.

    Nếu bạn cần các gói VPS trên 64 GB RAM, hãy chọn High Memories…còn thông thường thì các gói dưới 64GB RAM trong mục Standards đã quá thừa thải cho mọi website.

    Mình chọn gói thấp nhất : 512 MB Ram, ổ cứng 20GB, băng thông 1000GB và bộ xử lý 1 nhân với chi phí $5/tháng.

    [​IMG]

    Lưu ý là bạn có thể mở rộng tài nguyên VPS (Resize Doplet) như: Ram, ổ cứng, băng thông, nhân cpu, sau khi tạo mà không mất đi các dữ liệu trên VPS…như vậy chúng ta cứ tạo gói phù hợp nhất với nhu cầu hiện tại để tiết kiệm chi phí, khi cần thêm tài nguyên chúng ta sẽ nâng cấp dễ dàng.

    Bước 3:Add Block Storage – Mua thêm dung lượng lưu trữ SSD
    Đây là tùy chọn mới ở DigitalOcean,bạn có thể mua thêm dung lượng lưu trữ ngoài 20GB mặc định, dung lượng mua thêm này có giá khá rẻ, chỉ $0.1/tháng cho 1GB ổ cứng SSD.

    Mục này bạn có thể bỏ qua nếu $20 GB có sẵn đã đủ cho nhu cầu. Bạn có thể mua thêm Storage sau khi tạo VPS, và cũng có thể cancel dịch vụ này bất kỳ lúc nào.

    [​IMG]

    Lưu ý SSD Storage bạn mua phải cùng khu vực đặt máy chủ ở bước 4, hiện DigitalOcean chỉ hỗ trợ mua thêm Storage ở location NewYork, San Francisco, Frankfurt(Đức) nên nếu bạn muốn VPS của mình đặt ở các khu vực khác thì không được add thêm Storage ở bước này (Nếu bạn đã lỡ add, hãy nhấn Remove Storage ngay phía dưới)

    Bước 4:Choose A Datacenter Region – Chọn khu vực đặt máy chủ
    Đây là phần quan trọng,bạn phải xác định khách vào websites của bạn đa phần ở khu vực nào để chọn các locations gần đó nhằm đảm bảo tốc độ truy cập tốt nhất.

    Trong bài này, mình chọn location Singapore để giúp tốc độ truy cập từ VN cao nhất (lưu ý location Sing không hỗ trợ dịch vụ mua thêm ổ cứng ở bước 3)

    [​IMG]

    Bước 5:Select additional options – Các tùy chọn thêm
    Bạn có một số tùy chọn thêm vào VPS như bên dưới:

    [​IMG]

    • Private Networking : thêm VPS này vào 1 VPS có sẵn trong cùng location – Ta không chọn cái này
    • Backups: dịch vụ tự động sao lưu VPS hàng tuần,các bản sao lưu sẽ còn giữ trong vòng 4 tuần để bạn có thể restore lại khi gặp sự cố. Giá của dịch vụ này là 20% giá gói VPS hiện tại,tức nếu bạn chọn gói VPS $5/tháng thì sẽ tốn $1/tháng cho dịch vụ Backups. Cái này bạn có thể chọn sau khi tạo VPS, nên hiện tại có thể bỏ qua
    • IPv6: thêm địa chỉ IP version 6, miễn phí,bạn nên chọn để có thể cần sử dụng sau này.
    • User Data: tạo user để có thể cấu hình VPS qua Cloud-Init, nếu bạn chỉ mới làm quen VPS, không cần thiết phải chọn option này.
    Bước 6:Add your SSH keys
    Tạo SSH keys để đăng nhập VPS bảo mật hơn so với cách dùng root password thông thường. Bạn có thể làm tạo SSH keys từ trang quản lý VPS nên lúc này ta chưa cần làm bước này.

    [​IMG]

    Bước 7:Finalize and create – Hoàn Tất và Tạo VPS
    Đây là bước cuối cùng,bạn có thể chọn tạo ra nhiều gói VPS giống nhau bằng cách nhấp vào dấu + (mặc định là chỉ 1 VPS), lưu ý giá hàng tháng cũng nhân lên nếu bạn chọn nhiều VPS.

    Bạn cũng nên điều tên VPS cho dễ nhớ (Ví dụ vuihocweb), mặc định tên là centos-512mb-sgp1-01, nếu có nhiều VPS thì bạn có thể thêm tag cho dễ nhớ, nhưng hiện tại thì không cần thiết.

    [​IMG]

    Xong, bạn nhấp vào nút Create màu xanh lá phía dưới cùng để hoàn tất quá trình tạo gói VPS này. Chờ vài phút để DigitalOcean tạo VPS và bạn sẽ vào trang quản lý để chính thức sử dụng gói VPS này để chạy các websites. Và cũng lưu ý rằng DigitalOcean sẽ gởi password của tài khoản root (root user) vào email của bạn để có thể đăng nhập vào CentOS trên VPS. Ta sẽ đổi pass này để bảo mật hơn trong phần 4 – Cài dặt Web Server trên CentOS

    Chúc các bạn thành công!
     
    Last edited by a moderator: Thg 10 30, 2017
  2. Đang tải...
  3. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,451
    Hướng dẫn quản lý VPS DigitalOcean

    Quản lý (Manage) VPS là việc bạn phải làm thường xuyên khi có VPS, tại trang quản lý, có 3 phần chính:
    • Quản lý từ Top Menu giúp truy cập nhanh các phần quan trọng
    • Quản lý tài khoản (Account Settings) cho phép bạn quản lý hóa đơn, thực hiện thanh toán,lấy link tiếp thị (Promo Links) để kiếm tiền từ tiếp thị liên kết hoặc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ (Support Ticket) hay thêm coupon giảm giá (Promo Code) để được hưởng ưu đãi.
    • Quản lý VPS : đây là mục chính,bạn trực tiếp thao tác lên các gói VPS của mình tại đây, như tạo thêm hoặc mở rộng,cancel các gói VPS, mua thêm hoặc cancel các dịch liên quan như Storage, Backups, Snapshot…
    A.Quản lý nhanh từ Top Menu

    [​IMG]
    Thao tác nhanh từ TOP Menu

    Ở Menu chính khi bạn đăng nhập, có 5 mục để bạn thao tác nhanh:
    1. Droplets: vào xem các VPS hiện tại (Droplets), hoặc các ổ cứng mua thêm (Volumes). Ở đây bạn chỉ cần nhấp đúp vào tên VPS hay ở cứng để vào trang quản lý trực tiếp gói VPS hay ổ cứng đó. Chúng ta sẽ tìm hiển kỹ việc này trong phần quản lý VPS
    2. Images: đây là nơi chưa các bản sao lưu (Backups) hay các ảnh chụp VPS (Snapshots) để bạn có thể restore chúng nếu VPS hiện tại gặp sự cố. Chúng ta cũng tìm hiểu trong phần quản lý VPS
    3. Networking:bạn sẽ thêm các tên miền (domain) tại đây để sử dụng dịch vụ DNS của DigitalOcean, cái này không bắt buộc nếu bạn không muốn sử dụng DNS của DigitalOcean. Ở đây cũng có phần Floating IP, PTR Records ta chưa cần thiết phải quan tâm đến lúc này
    4. API: dùng cho việc kết nối ứng dụng web với VPS DigitalOcean, nếu chỉ chạy web thông thường, ta không cần biết về cái này
    5. Support: để vào support center, nơi chứa các tài liệu hướng dẫn các vấn đề chung khi sử dụng VPS tại DigitalOcean. Nếu bạn có những câu hỏi riêng, hoặc cần hỗ trợ riêng thì hãy nhấp vào nút Support Tickets để tạo câu hỏi cho đội ngũ hỗ trợ. Trong phần 1,chúng ta đã dùng cái này để nhờ Suppoter thêm coupon miễn phí $35 vào tài khoản của mình. Khi gặp các sự cố với VPS đừng ngại tạo ticket nhờ họ giúp đỡ. Lưu ý, DigitalOcean chỉ hỗ trợ các vấn đề phần cứng, những vấn đề kỹ thuật trong VPS như cài đặt, sửa lỗi…bạn phải tự tìm hiểu trong Forum của Digital Ocean hoặc hỏi bên ngoài.
    B.Quản lý tài khoản (Account Setting)
    [​IMG]

    Bạn nhấp vào icon bên phải User avatar, drop memu hiện ra, hãy chọn Settings để vào trang quản lý tài khoản, tại đây có các mục chính sau:

    1.Profile

    Thông tin cá nhân của bạn,bạn có thể liên kết tài khoản DigitalOcean với tài khoản mạng xã hội để share thông tin hay link tiếp thị khuyến mãi để kiếm tiền. Tại đây có phần Droplet Limit chỉ rõ bạn có thể tạo tối đa bao nhiêu VPS cùng 1 lúc, mặc định là 10 VPS chạy cùng lúc, nếu bạn muốn tăng thêm, hãy nhấp vào chữ Increase và nhập thông tin vào Form để đề nghị được tăng thêm số VPS.

    Ở cuối mục này có phần Deactivate Account để bạn ngừng hoàn toàn việc sử dụng VPS tại DigitalOcean, khi chọn cái này bạn sẽ bị xóa hoàn toàn các VPS hay ở cứng hiện tại và sẽ không bị tiếp tục tính tiền sử dụng. Nên nhớ là thông tin thể Visa Debit và tài khoản paypal nếu bạn đã dùng để thanh toán tại DigitalOcean vẫn còn lưu lại để tránh tình trạng bạn dùng chúng để hưởng ưu đãi cho người dùng mới. Đừng cố tạo tài khoản mới với các thẻ hay tài khoản paypal cũ vì khi bị phát hiện, họ sẽ xóa toàn bộ tài khoản của bạn cũng như không chấp nhận các thẻ, paypal bạn đã dùng.

    2.Billings

    Hiển thị thông tin thanh toán,số tiền còn lại trong tài khoản (Your Credits).Tại đây bạn có thể thay đổi phương thức thanh toán,nhập mã giảm giá hay nộp thêm tiền vào tài khoản.

    3.Referrals

    Chứa các thông tin khuyến mãi, các link tiếp thị (Affiliate Links) để bạn giới thiệu để nhận tiền hoa hồng khi khách hàng mới đăng ký tài khoản và thanh toán qua link đó. Còn có tùy chọn gởi affiliate links qua danh sách email hay qua twitter.

    4.Security

    Các tùy chọn bảo mật. Bạn có thể tạo mật khẩu 2 lớp (Two-Factor Authentication) hay thêm khóa SSH key (nếu bạn chưa thêm trong phần tạo VPS)

    Đặc biệt bên dưới sẽ là danh sách các địa chỉ IP đã đăng nhập vào VPS để bạn xem có ai đáng nghi đăng nhập bất hợp pháp vào VPS của bạn không.

    5.Notifications

    Bạn có thể theo dõi các tin tức mới, thông báo khuyến mãi, điều khoản sử dụng mới bằng cách Subscibes Emails

    6.Create A Team

    Tạo ra một team để cùng quản lý các VPS

    C.Quản lý VPS

    Để quản lý VPS, chọn Droplet ở top menu, danh sách VPS sẽ hiện ra, nhấp vào tên VPS bạn muốn quản lý để vào trang chính của VPS đó.
    [​IMG]

    Trong trang quản lý VPS bạn chọn. Bên phải của VPS là nút On, Off để bạn bật tắt VPS một cách an toàn (tức là nó sẽ sử dụng lệnh Linux để bật tắt VPS chứ không phải bật tắt phần cứng như tùy chọn Power ở phía dưới)

    Phía trên cùng của trang là danh sách các địa chỉ IP và nút Console để vào giao diện dòng lệnh. Chúng ta sẽ tìm hiểu về Console ở phần tạo hosts trên VPS.
    [​IMG]

    Bên Menu phải chúng ta có 12 mục quan trọng ứng với từng tác vụ:
    1. Graph: Đồ thị sử dụng VPS như băng thông, dung lượng down và up, trạng thái hoạt động của CPU. Đây là phần bạn phải theo dõi để xem VPS hoạt động có ổn định không.
    2. Access:Mở giao diện Console, và đặt biệt nếu bạn quên root password thì có thể reset tại đây, pass mới sẽ gởi vào email cho bạn.
    3. Power: Để bật tắt tạm thời VPS (bạn vẫn bị tính tiền sử dụng bình thường)..lưu ý chúng ta có thể thực hiện việc này qua giao diện Console để tránh gây lỗi VPS. Các nút Power ở mục này cũng giống như các nút Power trên máy tính…chúng ta chỉ nên sử dụng khi không thể bật tắt bằng lệnh trong Console
    4. Volumes: hiển thị thông tin ổ cứng mua thêm
    5. Resize: mở rộng tài nguyên VPS, nếu bạn chọn nâng cấp thêm CPU và RAM thì bạn có thể bỏ nâng cấp bất kỳ lúc nào. Nhưng nếu bạn chọn cả CPU, RAM và Disk thì một khi đã nâng cấp, bạn không thể hạ xuống mức ban đầu. Lưu ý trước khi thực hiện Resize phải tắt (Power off) VPS đi
    6. Networking: quản lý danh sách IPs
    7. Backups: kích hoạt hay bỏ dịch vụ sao lưu, tại đây cũng có danh sách các bản sao lưu để bạn restore khi VPS gặp sự cố.
    8. Snapshots: sử dụng tính năng này để chụp toàn bộ dữ liệu VPS hiện tại bất kể lúc nào bạn muốn (khác với dịch vụ tự động theo lịch như Backups). Tính năng này phải trả phí theo dung lượng bạn chụp $0.05/GB/mo. Nhớ là trước khi chụp bạn phải Power off VPS đi.
    9. Kernel: danh sách các phiên bản hệ điều hành hiện tại để bạn upgrade hay downgrade tùy thích (giống như Win7 nâng lên bản cao hơn Win8, 10 hoặc hạ xuống trở lại bản thấp hơn. Bạn cũng phải Power off VPS trước khi thực hiện.
    10. History: lịch sử hoạt động của bạn
    11. Destroy: bạn có thể hủy các VPS của mình tại đây, khi đã destroy bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu VPS và không bị tính tiền gói VPS đó nữa. Ở đây cũng có tùy chọn Rebuild để bạn tạo lại VPS mới hoàn toàn (dữ liệu VPS hiện tại sẽ mất hết)
    12. Tag: nếu bạn có quá nhiều VPS và muốn quản lý theo nhóm thì gắn tag cho mỗi VPS
    Xong! Chúng ta đã tạo VPS và nắm được các thông tin để quản lý tài khoản,quản lý VPS. Tiếp theo là phần quan trọng nhất, tạo các gói hosting trên VPS để chạy websites.

    Chúc các bạn thành công!
     
  4. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,451
    Hướng dẫn cài đặt web server trên VPS trong 15 phút

    Trước khi bắt đầu ta cần nắm một số thông tin cần thiết:
    • Web Server là phần mềm được cài trên các hệ điều hành máy chủ (như Centos,Ubuntu,Windows…) mục đích để chúng ta có thể chạy các websites trên đó
    • Những Web Server phổ biến nhất là Apache và Nginx trong đó Apache dễ sử dụng hơn Nginx nhưng Nginx lại mạnh mẽ và nhiều ưu điểm hơn
    • Chúng ta sẽ tiến hành cài đặt Nginx trên hệ điều hành Centos (đã được bạn chọn khi tạo các gói VPS). Các hệ điều hành Linux khác như Ubuntu, Fedora cài đặt cũng tương tự.
    • Bạn có thể dùng các CPanel hay Tool miễn phí như Vespa CP, Easy Engine, CentminMod …để cài đặt và quản lý Nginx …hoặc cũng có thể tự làm nếu có kiến thức về Linux.
    Trong bài này VHW sẽ hướng dẫn các bạn dùng Tool hocvps của tác giả Luân Trần, đây là một shell script rất tốt và nhẹ để cài đặt và quản lý Nginx Server, và đặc biệt giao diện tiếng Việt giúp bạn chỉ mất khoản 15 phút cài đặt và tạo ra các hosting để chạy web.

    Vì mọi thao tác với CentOS đều dùng lệnh Bash trên giao diện dòng lệnh (CLI-Command Line Interface) nên để dễ dàng làm việc bạn nên cài đặt các phần mềm kết nối VPS như PuTTY,ZOC Terminal để thao tác nhanh chóng.

    Và cũng nên tham khảo qua bài viết kiến thức cơ bản sử dụng CentOS của VHW nếu bạn thấy khó hiểu các thao tác lệnh trong bài này.

    Bước 1 – Đăng Nhập và Đổi password tài khoản root
    Tài khoản root là tài khoản quản trị cao nhất trong CentOS, từ đây bạn có thể tạo thêm user mới,phân quyền cho user hay làm mọi thứ trên VPS

    Khi tạo VPS, DigitalOcean sẽ gởi vào email của bạn một password cho tài khoản root. Bạn phải đổi lại pass này ngay trong lần đăng nhập đầu tiên vào VPS. Đối với Vultr hay Linode và các dịch vụ VPS khác, nếu không gởi Root Password vào email, bạn hãy tìm trong mục Remote Access của trang quản lý.

    Vào Settings -> Access -> Lauch Console để mở giao diện dòng lệnh Linux rồi đăng nhập bằng username : root, password là pass do DigitalOcean gởi về email của bạn. Sau đó bạn bắt buột phải thực hiện đổi pass của user root. Nhập lại pass trong email một lần (current) và nhập 2 lần password mới của bạn để hoàn tất bước này như hình bên dưới:[​IMG]

    Đối với một số dịch vụ khác, như Vultr, họ sẽ không bắt buột bạn đổi password ngay lần đầu đăng nhập. Tuy nhiên, để an toàn chúng ta nên thực hiện đổi password ngay lần đầu, hãy gõ lện passwd và nhập password cũ và password mới 2 lần để hoàn tất.

    Sau này mỗi lần bạn quên root password, thì vào Settings ->Access -> Reset Root Password (ngay bên dưới Lauch Console) để DigitalOcean gởi lại vào email một password khác (VPS phải restart khoản 30s nếu bạn thực hiện bước này). Và dùng pass trong email đăng nhập và thực hiện đổi pass như bước này.

    Bước 2 – Tạo Swap để chuẩn bị cài đặt HocVPS script
    Swap là bộ nhớ ảo (RAM ảo), thực ra nó là một phần ổ cứng, khi Server của bạn hoạt động chiếm dụng quá nhiều RAM, thì Swap sẽ được sử dụng để cán đáng bớt cho RAM.

    Khi dùng VPS với ổ cứng tốc độ cao SSD, sử dụng Swap là phương pháp tuyệt vời để giảm tải cho RAM giúp Server hoạt động trơn tru hơn. Dung lượng ở SSD để làm Swap tốt nhất là gấp đôi dung lượng RAM.

    Bạn có thể xem các bước tạo Swap (hoặc thay đổi Swap size) tại bài này.

    Lưu ý : một số dịch vụ VPS khác như Linode họ sẽ cho phép bạn tạo Swap ngay ở bước tạo VPS, bạn nên làm ngay ở bước đó (chỉ cần nhập dung lượng SSD làm Swap là xong) cho nhanh.

    Trong bài này, VHW tạo Swap dung lượng 1 GB ứng với gói VPS 512 MB Ram đã tạo trước đó.

    Bước 3 – Chạy lệnh cài đặt HocVPS script
    Để chắc chắn chúng ta đã có Swap file, dùng lệnh swapon -s để kiểm tra. Nếu kết quả đã có Swap tương tự hình dưới là ok:

    [​IMG]

    Vậy là đã có Swap File, chúng ta gõ lệnh dưới để cài hocvps script :

    yum -y install wget && wget http://hocvps.com/install && bash install
    Một bảng tùy chọn hiện ra, bạn nhập các thông tin như hướng dẫn bên dưới:

    [​IMG]

    1-Phiên bản PHP : chúng ta chọn version 5.6, đây là bản ổn đinh nhất hiện tại

    2-Tên miền chính: bạn sẽ add tên miền chính mà bạn muốn chạy trên VPS này, có www. hay không cũng ok vì hocvps có cơ chế redirect giúp bạn. Ví dụ nếu bạn nhập hocvps.com thì chương trình sẽ tạo ra một host tên hocvps.com để bạn up trang web (hoặc wordpress) lên đây và trỏ domain hocvps.com về đây.

    Bạn có thể thêm nhiều tên miền khác sau khi cài xong hocvps rất dễ dàng.

    3-Port bảo mật : là cổng để bạn đăng nhập vào VPS, chọn sao cho bạn dễ nhớ và chú ý không trùng với port của các services trên CentOS trong danh sách này. Cụ thể port này dùng:

    Sau khi chọn xong 3 thông tin trên, chương trình sẽ tự động cài đặt và hoàn tất trong khoản 5 phút. Sau khi thành công bạn sẽ nhận được bản thông báo như bên dưới

    [​IMG]

    Mọi thông tin trên đều được lưu ở file hocvps-script.txt trong thư mục chủ (root). Nếu bạn muốn mở xem trong vi Editor, hãy gõ : vi /root/hocvps-script.txt

    Bước 4 – Quản lý Hocvps Script
    Sau khi cài đặt xong, bạn chỉ cần gõ hocvps để gọi chương trình bất cứ lúc nào:

    [​IMG]

    Chỉ cần chọn số, bấm Enter để truy cập vào các mục tương ứng. Chúng ta sẽ sử dụng thường xuyên menu này để tạo host để up các trang web lên VPS.

    Trong bài hướng dẫn tiếp theo. Chúng ta sẽ tạo host (thêm website), tạo database để cài đặt wordpress.
     
  5. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,451
    Hướng dẫn cài đặt WordPress trên VPS trong 5 phút

    Để cài đặt WordPress trên VPS, cũng như shared hosting, ta cần 2 bước : tạo database để chứa dữ liệu và cần mã nguồn wordpress (wordpress.org) để cài đặt.

    Bước 1 – Tạo Database để chứa dữ liệu

    Sau khi đăng nhập vào VPS, gõ lệnh hocvps để gọi chương trình.

    Gõ số 8 rồi enter để gọi tác vụ 8-Tạo database. Nhập các thông tin như hướng dẫn

    [​IMG]

    1. Nhập tên database : là tên database mới bạn muốn cài wordpress trên đó
    2. Nhập tên username: nhớ thông tin này để nhập vào khi cài wordpress
    3. Nhập mật khẩu: là mật khẩu cho username ở trên, quản lý database vừa tạo, cần nhập pass này khi cài wordpress
    Xong nhớ ghi lại 3 thông tin trên để nhập vào khi cài WordPress ở bước 2

    Bước 2 – Tạo Website (Host) để cài WordPress
    Để cài mã nguồn WordPress từ WordPress.com, ta phải có một Host trên VPS trước đã. Khi bạn cài hocvps, bạn đã có một host ứng với tên miền chính đã nhập (ví dụ hocvps.com). Nếu bạn muốn cài WordPress trên đó thì chúng ta không cần làm bước này.

    Nếu bạn muốn cài WordPress trên một host khác thì hãy gõ hocvps để gọi chương trình, sau đó gõ số 2 rồi enter để gọi tác vụ tạo website và nhập vào các thông tin như bên dưới:

    [​IMG]

    Sau khi nhập tên website (tên host) gõ enter là bạn đã có một host mới nằm trong thư mục home (từ thư mục gốc -root- hãy gõ cd /home để vào thư mục hôm, gõ ls để xem danh sách các host đang có).

    Website của bạn sẽ đươc up vào thư mục con public_html của thư mục tên_web_site (ví dụ trong bài là home/vuihocweb.com_3/public_html )

    Xong, chúng ta sẽ qua bước 3, tải mã nguồn wordpress và cài đặt trên host với database đã tạo ở bước 1

    Bước 3 – Tải về và cài đặt WordPress
    • Bạn truy cập vào thư mục public_html của website vừa tạo:
    cd /home/vuihocweb.com_3/public_html

    • Tại thư mục này, chúng ta gõ lệnh dưới để tải mã nguồn wordpress mới nhất về:
    wget http://wordpress.org/latest.zip

    • Sau đó,nếu cài chương trình giải nén:
    yum install unzip

    • Cuối cùng gõ lệnh giải nén và copy toàn bộ ra ngoài thư mục public_html vì mặc định khi giải nén xong toàn bộ mã wordpress sẽ nằm trong thư mục con public_html/wordpress :
    unzip latest.zip && mv wordpress/* . && rm -rf wordpress
    Lệnh trên gồm 2 phần : giải nén latest.zip && di chuyển toàn bộ mã nguồn trong thư mục wordpress ra ngoài thư mục publich_html && sau đó xóa thư mục wordpress (đã rỗng) đi.

    Sau đó, hãy gõ hocvps để gọi chương trình, gõ 14 rồi enter để cấp quyền cho nginx sử dụng thư mục public_html này, để sau này tránh các lỗi khi cài đặt wordpress và các plugins. Hoặc bạn có thể gõ trực tiếp lệnh dưới để cấp quyền cho nginx (lưu ý bạn phải đang ở thư mục public_html):

    chown -R nginx:nginx *

    Vậy là ta đã có toàn bộ mã nguồn wordpress mới nhất trong thư mục public_html. Giờ chỉ cần truy cập vào tên miền (bạn phải trỏ tên miền về ip của VPS trước đó) để bắt đầu cài WordPress.

    Bước 4 – Cài đặt WordPress
    Mở trình duyệt, gõ tên miền bạn đã trỏ tới ip của VPS, ta sẽ tới màn hình cài đặt:

    [​IMG]

    Nhấn Let’s go để tiếp tục, nhập các thông tin như hướng dẫn bên dưới:

    [​IMG]

    1-Database Name: nhập tên database đã tạo ở bước 1

    2-Username: nhập tên username đã tạo ở bước 1

    3-Password: nhập password đã tạo ở bước 1

    4-Database Host: để nguyên mặc định là localhost (đây là localhost trên máy ảo VPS, chứ không phải localhost trên máy tính của bạn)

    5-Table Prefix: Tiền tố trong các bảng dữ liệu, mặc định là wp_, bạn nên đổi thành tên khác để an toàn hơn

    Sau khi nhập xong các thông tin, nhấn Submit để qua phần nhập thông tin website, làm theo hướng dẫn như hình bên dưới:

    [​IMG]

    Sau khi nhập xong, nhấn Install để tiến hành cài đặt. Sau vài chục giây, màn hình chào mừng cài đặt thành công sẽ hiện ra, bạn nhấn login để đăng nhập vào trang quản trị DashBoard

    [​IMG][​IMG]

    Vậy là xong, từ giờ bạn có thể đăng nhập vào DashBoard, thực hiện chỉnh sửa các thông tin và cài đặt Themes, Plugins và bắt đầu viết bài cho website của mình được rồi.

    TỔNG KẾT

    Qua 5 phần của Series hướng dẫn đăng ký và sử dụng VPS DigitalOcean | Linode | Vultr hi vọng các bạn đã có cho mình kiến thức để sử dụng VPS hữu ích.

    Tiếp theo VHW sẽ giới thiệu Series Xây dựng WordPress Websites chuyên nghiệp để hướng dẫn các bạn dùng Themes, Plugins thích hợp để tạo các trang web từ blog cá nhân, doanh nghiệp, shop và trang tiếp thị liên kết…

    Chúc các bạn thành công!
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này