Amazon SES (Amazon Simple Email Service) là dịch vụ gửi email hàng đầu thế giới hiện nay. Ưu điểm đầu tiên phải nhắc đến là giá thành rất rất rẻ: 1$ cho 10.000 email. Hệ thống của Amazon cũng rất ổn định, có thể gửi được số lượng lớn lên đến 50.000 email/ngày (khoảng 14 email/giây). IP của Amazon cũng thuộc dạng “sạch” nên khả năng vào inbox cũng cao hơn. Tuy nhiên, việc đăng ký tài khoản Amazon SES tương đối phức tạp so với việc bạn đăng ký tài khoản Gmail hay Facebook. Bạn phải giải trình cho Amazon rằng bạn không sử dụng hệ thống của họ để đi spam lung tung. Spam là điều các dịch vụ Email rất ghét và Thủ thuật Marketing hoàn toàn không khuyến khích bạn sử dụng nhé! Bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước để bạn đăng ký thành công 1 tài khoản Amazon SES, cũng như những kinh nghiệm khi giải trình với Amazon về mục đích sử dụng. Đăng ký tài khoản Amazon Để đăng ký tài khoản Amazon SES bạn vào link https://console.aws.amazon.com/ses/home, điền thông tin như bên dưới: Bước 1 – Bắt đầu đăng ký Sau khi điền Email và click vào “I am a new user” bạn sẽ được yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin cho tài khoản mới. Bước 2 – Điền thông tin đăng nhập Tiếp theo, Amazon sẽ yêu cầu bạn điền thông tin tài khoản. Tiếp theo sẽ là thông tin thanh toán. Bạn cần có thẻ thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard mới sử dụng được. Nếu bạn chưa có loại thẻ này và cần gấp thì mình đề nghị bạn sử dụng dịch vụ của ngân hàng ACB, chỉ mất khoảng 15 phút là xong. Bước 4 – Điền thông tin thanh toán Tiếp theo, Amazon sẽ gọi điện cho bạn để xác nhận thông tin. Bước 5 – Kiểm tra số điện thoại trước khi được Amazon gọi về Trong khi Amazon gọi điện cho bạn, bạn sẽ thấy mã PIN của mình. Bạn chờ Amazon nói xong (không hiểu cũng được) rồi bấm 4 số PIN trên bàn phím để Amazon kiểm tra. Bước 5 – Nhập mã PIN Nếu đúng mã PIN, Amazon sẽ chuyển sang thông báo hoàn tất. Bạn không phải nhấn nút nào cả. Bước 6 – Xác nhận thành công Tiếp theo, bạn lựa chọn gói dịch vụ. Dĩ nhiên bạn chỉ cần chọn gói Basic (Free) là đủ. Bước 7 – Chọn gói dịch vụ Basic (Free) Hoàn thành bước này tức là bạn đã hoàn thành việc đăng ký tài khoản Amazon. Sẽ có vài email của Amazon gửi về cho bạn để chúc mừng cũng như hướng dẫn sử dụng. Bạn xem qua cho biết, không xem cũng không sao. Bước 8 – Đăng ký thành công tài khoản Amazon Nâng cấp Amazon SES Ngay sau khi bạn đăng ký thành công Amazon, bạn vào Services -> SES để đến Dashboard của dịch vụ gửi email Amazon SES. Tuy nhiên, tài khoản mới mặc định sẽ bị đưa vào Sandbox như hình bên dưới. Giải thích tóm tắt là, Amazon chỉ cho phép bạn gửi email đến những tài khoản email hoặc domain mà bạn đã xác thực. Khi đang ở chế độ Sandbox, bạn không thể gửi cho tất cả mọi người và khách hàng được, mà bạn chỉ có thể dùng để test Amazon SES mà thôi. Có thể chế độ Sandbox này khiến bạn khó chịu, nhưng hãy hiểu cho Amazon. Họ đang là một trong những dịch vụ gửi email tốt nhất Thế giới hiện nay, và để bảo vệ danh hiệu đó, họ buộc phải “làm khó” những người đăng ký mới để hạn chế tối đa việc đăng ký tự động và spam bừa bãi. Một lần nữa, Thủ thuật Marketing không khuyến khích bạn sử dụng Amazon SES để spam. Amazon có cơ chế để quản lý spam, và Việt Nam mình nói chung cũng mang tiếng xấu nhiều quá rồi Bước 9 – Bắt đầu khắc phục Sandbox Dĩ nhiên, việc bạn sử dụng Amazon SES thế nào là tùy bạn. Mình sẽ hướng dẫn bạn xin phép Amazon SES đưa tài khoản ra khỏi Sandbox. Bạn nhấn vào nút “Request a Sending Limit Increase” và đến form giải trình như bên dưới. Bước 10 – Giải trình mục đích sử dụng Amazon SES Mình hướng dẫn các bạn từng bước: Regarding: chọn Service Limit Increase Limit Type: chọn SES Sending Limits Region: chọn bất cứ 1 trong 3 khu vực đặt Server của SES. Bạn chọn khu vực nào thì sau này bạn sẽ sử dụng Server của khu vực đó để gửi Email. Mình thường chọn 1 trong 2 Server ở US, nhưng EU cũng không sao. Limit: chọn Desired Daily Sending Quote New limit Value: tối đa là 50.000 email/ngày. Bạn nhập số nhỏ hơn hoặc bằng 50.000 là được. Mình hay nhập 10.000, hi vọng Amazon thấy mình xài không nhiều nên chắc thằng này không Spam Mail type: tùy vào mục đích sử dụng của bạn mà chọn 1 cái phù hợp. Lát nữa bạn phải giải trình cho phù hợp với mục đích sử dụng nhé. Transactional: Email giao dịch System Notifications: Email thông báo từ hệ thống Subscription: Email cho những người đăng ký nhận tin Marketing: Email Marketing Other: email khác Website URL: nhập tên website của bạn vào. … compiles with Service Term…: Chọn Yes I only send to…: chọn Yes I have a process to handle…: chọn Yes User Case Description: Cái này là quan trọng nhất. Mình xin chia sẻ 1 vài kinh nghiệm như sau: Thông tin đầy đủ: mô tả thật chi tiết về website của bạn lấy email như thế nào, và hệ thống gửi email sẽ đáp ứng những việc gì trong quy trình gửi email của bạn. Càng chi tiết càng tốt, screenshot hoặc gửi link website cho họ tham khảo luôn. Lịch sự: Dear Mr./Mrs. hay gì cũng được. Có chủ ngữ vị ngữ đàng hoàng. Có cảm ơn ở cuối. Tha thiết: trình bày theo kiểu email là một trong những chức năng rất quan trọng của website, và ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Amazon SES là một dịch vụ tốt quá, không xài không được. KHÔNG SPAM: Không viết bất cứ thông tin gì để họ nghĩ mình sẽ spam. Hứa không spam lung tung. Dùng Tiếng Anh hoặc Tiếng Hoa: vì họ không biết Tiếng Việt Mình không soạn sẵn nội dung mẫu, vì mình muốn các bạn nghiêm túc với vấn đề này. Bạn nên tự giải trình với Amazon đúng với trường hợp của bạn để được Amazon hỗ trợ tốt nhất. Support Language: English/Tiếng Hoa Contact method: Web Sau đó nhấn nút Submit để Amazon xem xét. Có thể bạn phải mất đến 24 tiếng để có phản hồi. Nếu bạn làm đúng tất cả các hướng dẫn trên thì Amazon sẽ duyệt ngay (mình chưa bị reject bao giờ). Khi được chấp thuận, bạn đã có thể kết nối với Phần mềm Sendy để gửi email. Nguồn: Thủ thuật Marketing