Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn Bạn 2 cách đưa WordPress lên Host một cách chi tiết nhất, Bạn nên làm thử cả 02 cách để hiểu được căn bản nếu Bạn xác định sẽ gắn bó với mã nguồn số 1 thế giới này nhé. Để bắt đầu đi vào cách đưa wordpress lên host thì bắt buộc Bạn phải có Host và Domain. Ngay khi Bạn đã có Domain rồi thì đừng quên trỏ nó về Host nha. Bạn đã xong khâu chuẩn bị rồi chứ, chúng ta cùng bắt tay vào làm nhé Cách 1: Cách đưa WordPress lên Host tự động Hiện nay đa phần Bảng điều khiển Host được dùng là Cpanel X, trong Cpanel X luôn có 01 tính năng cài WordPress tự động. Tôi sẽ áp dụng cài đặt WordPress trên Host của Azdigi, Host của các Nhà Cung cấp khác thì Bạn làm tương tự nhé. Bước 1. Đăng nhập vào Cpanel trên Host của Bạn, sau đó bạn kéo thanh cuộn xuống dưới tìm mục Softaculous & Apps Installer, Bạn tìm tiếp Logo WordPress và click vào. Bước 2. Bạn tìm tiếp Logo WordPress và tích vào nút Install Bước 3. Giao diện cài đặt WordPress hiện lên, mình sẽ giải thích chi tiết một số thuật ngữ sau: Chooser Protocol: Chọn giao thức cho Website, nếu Website của Bạn đã cài đặt chứng chỉ SSL thì bạn nên chọn là https://, còn nếu không thì bạn cứ để là http:// nhé Choose Domain: Chọn tên miền để cài đặt WordPress In Directory: Phần này các bạn bỏ trống nếu Bạn muốn cài WordPress trên tên miền chính của Bạn. Vd: tên miền Website của Bạn là xyz.com thì khi bạn bỏ trống phần này tức là bạn sẽ cài đặt wordpress trên Website xyz.com. Nếu bạn điền vào ô này chữ “myblog” chẳng hạn thì WordPress sẽ được cài đặt trên Website xyz.com/myblog/. Bạn đang tập làm quen với WordPress thì hãy nên bỏ trống. Site Name: Tên của Website bạn. Vd: Trần Đoàn Dũng. Site Description: Mô tả ngắn gọn về Website của Bạn. Enable Multisite (WPMU): Tính năng này sẽ bật tùy chọn Multisite cho blog WordPress của bạn. Máy chủ của bạn phải hỗ trợ Apache mod_rewrite để sử dụng tính năng này. Phần này Bạn bỏ trống không tích nhé. Admin Username: Tên đăng nhập để quản trị Website trên WordPress, mặc định sẽ là admin. Admin Password: Mật khẩu để đăng nhập, nên chọn mật khẩu có 10 ký tự, bao gồm cả chữ in hoa, chữ thường và số để tránh bị hack Bạn nhé. Admin Email: Email quản trị WordPress, Bạn nên điền email thường dùng để tiện cho việc theo dõi hay quản lý WordPress sau này. Select Language: Lựa chọn ngôn ngữ cho WordPress. Hiện nay WordPress đã cập nhật thêm ngôn ngữ Tiếng Việt nên rất tiện cho cộng đồng Việt Nam sử dụng. Limit Login Attempts (Loginizer): Bảo vệ trang web của bạn chống lại các cuộc tấn công bằng cách hạn chế số lần đăng nhập vào WordPress của bạn. Phần này Bạn nên tích chọn nhé. Email installation details to: Email để thông báo chi tiết việc cài đặt WordPress. Database Name: Tên cơ sở dữ liệu, phần này Bạn nên để mặc định Table Prefix: Để mặc định Disable Update Notifications: Nếu tích chọn, bạn sẽ không nhận được thông báo qua email cho các bản cập nhật khả dụng cho quá trình cài đặt. Auto Upgrade: Nếu được chọn, cài đặt này sẽ tự động được nâng cấp lên phiên bản mới nhất khi một phiên bản mới có sẵn. Auto Upgrade WordPress Plugins: Nếu được chọn, tất cả các plugin WordPress đang hoạt động trên Website của Bạn sẽ tự động được nâng cấp lên phiên bản mới nhất khi có cập nhật. Auto Upgrade WordPress Themes: Nếu được chọn, Theme WordPress đang hoạt động sẽ tự động được nâng cấp lên phiên bản mới nhất khi có cập nhật. Backup Location: Chọn vị trí dự phòng sẽ được sử dụng trong khi sao lưu bản cài đặt này. Automated backups: Cài đặt sao lưu Website theo chu kỳ thời gian. Backup Rotation: Chọn giới hạn số bản sao lưu. Nếu đạt đến giới hạn quay vòng sao lưu, WordPress sẽ xóa bản sao lưu cũ nhất cho tiến trình cài đặt này và tạo một bản sao lưu mới. Select Theme: Chọn một theme Miễn phí mà bạn thích để cài đặt vào WordPress. Bạn tích chọn vào nút Search để xem danh sách Theme Miễn phí, trong danh sách Theme bạn tích chọn vào nút Demo để xem trước một theme bất kỳ trước khi quyết định chọn nhé. Sau này nếu Bạn không thích dung Theme miễn phí thì có thể cài đặt Theme bản quyền sau ở trong phần quản trị WordPress Sau khi đã hoàn thành các Bước trên Bạn tích vào nút Install để bắt đầu đưa WordPress lên host nhé Cách 2: Cách đưa WordPress lên Host thủ công Bước 1. Đầu tiên, Bạn vào trang https://wordpress.org/latest.zip để tải về phiên bản mới nhất của mã nguồn WordPress, sau đó giải nén ra Bước 2. Bạn truy cập vào Control panel của Host, sau đó tạo ra một database kèm database user mới trên Host rồi cấp quyền truy cập cho user đó. Bước 3. Bạn vào Host qua phần mềm FTP, tìm thư mục public_html, sau đó upload toàn bộ các tập tin và thư mục mà bạn đã giải nén ở Bước 1 Bước 4. Bạn chạy Website bằng domain chính thì sẽ thấy trang cài đặt WordPress hiển thị ra, sau đó Bạn cài đặt như quy trình cách đưa WordPress lên Host tự động, tức là nhập thông tin database, nhập thông tin Website là xong. Chúc bạn thành công!