1 người đang xem

Pussy

New Member
Bài viết: 950 Tìm chủ đề
981 981
Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách cài macOS trên laptop hay pc hay còn được gọi là cài Hackintosh, mình sử dụng laptop Asus K45a nhưng đối với những dòng laptop khác cũng cài tương tự

Cấu hình để cài được Hackintosh
Laptop/PC: CPU từ Core i3 trở lên, ram 2GB trở lên(khuyến nghị từ 4GB để chạy mượt), chíp đồ họa hay còn gọi là graphics từ HD3000 trở lên
PC: CPU từ Core 2 Duo trở lên, nếu dùng CPU Core 2 Duo thì phải sử dụng card đồ họa rời, ram 2GB trở lên

Chú ý: Mọi quyết định cài đặt và thao tác là do bạn thực hiện, nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành cài đặt!

Chuẩn bị những gì để cài được Hackintosh
Phân vùng ổ cứng
Dùng chương trình Mini tools partition wizard để tạo một phân vùng Primary NTFS trên ổ cứng có dung lượng 100GB(tùy vào dung lượng ổ cứng không nhất thiết là phải 100GB)
Ở đây mình sẽ cài song song với Windows 7 nên mình chia một phân vùng sát phân vùng đang cài Windows 7 và format theo chuẩn NTFS như hình ảnh dưới.

chia-o-cung-cai-mac-os.jpg

Dùng Mini Tools Partition Wizard chia ổ cứng để cài macOS

Tạo bộ cài Hackintosh từ USB
Tải phần mềm hổ trợ tạo bộ cài đặt Hackintosh từ USB và bộ cài Hackintosh Yosemite 10.10 về máy tính

Bộ cài Hackintosh Yosemite 10.10
Phần mềm Transmac

Cắm USB có dung lượng tối thiểu 8GB và chạy Transmac lên và tiến hành Format usb, bạn chọn Format Disk for Mac

format-usb-de-cai-hackintosh.jpg

Dùng Transmac format usb

format-usb-bang-transmac.jpg

Chọn Yes

dung-transmac-tao-bo-cai-hackintosh.jpg

Nhấn OK

tao-bo-cai-mac-os-tu-usb.jpg

Nhấn Yes để Transmac tiến hành Format USB

Sau khi USB đã Format xong ta tiến hành bước tiếp theo là tạo bộ cài Hackintosh lên USB bằng cách nhấn chuột phải vào USB và chọn Restore with Disk Image

restore-bo-cai-yosemite-vao-usb.jpg

Chọn Restore with Disk Image

dua-bo-cai-yosemite-vao-usb.jpg

Chọn Yes

tao-bo-cai-hackinotsh-tu-usb-bang-transmac.jpg

Chọn File Hackintosh File sau đó chọn OK và Yes

Tiến hành cài Hackintosh lên Laptop
Bước 1. Sau khi tạo xong bộ cài đặt Hackintosh từ USB ta tiến hành khởi động lại Laptop và boot vào USB, đối với Laptop ASUS bạn nhấn phím F2 sau đó chuyển sang thẻ Save & Exit chọn cái USB mà ta đã tạo bộ cài đặt lên nó USB có chữ UEFI ở đầu và nhấn Enter

cai-dat-bios-de-cai-hackintosh.jpg

Nhấn phím để vào BIOS, tùy từng loại máy, main. Search Google tìm hiểu thêm

Tiếp theo chọn Boot Mac OS X from Yosemite Zone và nhấn Enter hoặc nhấn chuột vào biểu tượng OSX.

cai-mac-os-cho-lap-top.jpg

Chọn Boot Mac OS X from Yosemite Zone

cai-mac-os-tren-laptop-pc.jpg

Đang tải vào để cài đặt

Bước 2. Phân vùng ổ đĩa để cài hackinotsh, bạn chọn Utilities > Disk Utility để mở chương trình quản lý ổ đĩa.

phan-vung-de-cai-hackintosh.jpg

Mở chương trình Disk Utility

Trong bài viết này mình cài song song macOS với Windows nên phân vùng thứ nhất mình cài Windows còn phân vùng thứ hai có tên macOS mà mình đã tạo sẵn bằng chương trình Mini Tools Partition Wizar rồi.

Tiếp tục bạn chọn phân vùng có tên macOS chọn thẻ Erase và để ý ở phần Format thì chọn Mac OS Extended (Journaled) và phần name thì đặt tên tùy ý sau đó nhấn Erase để tiến hành định dạng lại phân vùng theo chuẩn của macOS. Sau khi định dạng xong thì bạn tắt chương tình Disk Utility.

phan-vung-cai-hackintosh.jpg

Tiến hành format ổ cứng để cài macOS

cai-hackintosh-cho-laptop.jpg

Bước 3. Nhấn Continue để bắt đầu cài đặt macOS

Chọn ổ đĩa có tên macOS và chọn Customize để mở cửa sổ thiết lập phần cứng, chọn như hình ảnh bên dưới

thiet-lap-de-cai-macos-tren-laptop-pc.jpg

Chọn ổ đĩa để cài macOS lên nó rồi chọn Customize

customize-de-cai-hackintosh.jpg

Với Laptop chọn như ảnh, PC bỏ chọn phần Laptop Driver

Sau khi thiết lập xong bạn chọn Accept và nhấn Continue để tiến hành cài macOS lên Laptop. Bây giời chúng ta chỉ ngồi chờ quá trình cài macOS cho Laptop xong thì máy tính sẽ khởi động lại và vào một menu boot.

cai-hackintosh-yosemite-cho-laptop.jpg

Quá trình cài macOS đang diễn ra

Bước 4. Sau khi vào menu boot thì bạn dùng phím mũi tên chọn Option > Graphics Injector > menu, tại đây bạn dùng phím cách để bỏ chọn phần Inject Intel đi. Mục đích là không cho load driver màn hình chíp Intel nếu không bỏ chọn ở đây thì không boot vào macOS được.

Cuối cùng nhấn return để quay trở lại menu boot và chọn Boot Mac OS X from macOS và thiết lập tài khoản để đăng nhập vào macOS.

Lời kết: Vậy là quá trình cài macOS cho laptop đã hoàn thành nhưng sau khi vào được macOS thì máy tính của các bạn sẽ không có mạng interner, màn hình hiển thị không đúng độ phân giải… đó là do nó thiếu một số kext(trên windows gọi là driver).
 
Last edited by a moderator:

Users who are viewing this thread

Back