Hướng Dẫn Cách Kết Nối, Bắt Wifi Cho Máy Tính Bàn, Desktop PC

Thảo luận trong 'Điện Thoại' bắt đầu bởi Pussy, Thg 2 11, 2017.

  1. Pussy

    Pussy New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    950
    Máy tình bàn có kết nối được Wifi hay không? Câu trả lời sẽ có cho bạn trong bài viết hướng dẫn cách làm như thế nào để kết nối Wifi cho máy tính để bàn (desktop) này.

    Máy tính để bàn (desktop) thường thì chúng sẽ kết nối mạng internet theo kiểu cắm mạng dây thông thường. Tại vì máy tính bàn không được tích hợp sẵn bộ thu sóng Wifi giống như các máy tính xách tay (laptop). Máy tính bàn muốn bắt được sóng Wifi thì yêu cầu bạn cần phải lắp đặt thêm các thiết bị bổ trợ như adapter Wifi, Card Wifi PCI, bo mạch chủ tích hợp Wifi. Và trong 3 cách này thì cách sử dụng adapter Wifi là tiện nhất, dễ làm nhất và giá thành cũng không cao nên YeuAlo.Com chỉ tập trung vào giới thiệu nó.

    Adapter WiFi, nhiều bạn hay quen gọi là USB Wifi, là một thiết bị giúp thu nhận sóng Wifi nhỏ gọn chỉ bằng chiếc USB lưu trữ dữ liệu thông thường thậm chí có nhiều cái còn nhỏ hơn, kết nối với máy tính thông qua cổng USB. Trên thị trường hiện tại thiết bị này được bán với giá khá là phù hợp với túi tiền của nhiều người giao động từ khoảng 100k – 200k tùy theo chất lượng cũng như hãng sản xuất.

    [​IMG]

    Hình ảnh của một số thiết bị Adapter WiFi (usb Wifi), đang bán trên thị trường

    Việc sử dụng cũng rất đơn giản bạn chỉ cần cắm Adapter WiFi này vào máy tính và lần đầu tiên cắm nó sẽ tự động tìm và cài đặt driver nên có thể mất ít phút bạn mới có thể kết nối được (nếu máy tính không tự cài được driver thì bạn hãy lên google tìm kiếm với cụm từ khóa “download driver + mã thiết bị”. Ví dụ: “download driver tp link tl-wn727n” để tải về và cài đặt theo cách thủ công). Khi đã hoàn tất việc cài đặt driver bạn hãy vào biểu tượng kết nối Wifi [​IMG] ở gốc phải dưới màn hình và chọn điểm phát Wifi, nhập mật khẩu Wifi (nếu có) và kết nối như kết nối Wifi trên laptop thông thường vậy.

    Tuy sử mạng internet qua sóng Wifi có thể chập chờn không ổn định so với việc sử dụng mạng dây nhưng đây là một giải pháp rất hay để bạn có thể thay thế dây cáp mạng “rườm rà” rất tiện cho việc di chuyển chiếc máy tính bàn của mình mà không cần phải kéo dây mạng đi theo.

    Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể tham khảo và áp dụng thành công cho chiếc máy tính bàn của mình. Chúc bạn thành công và nếu có cách nào để kết nối Wifi cho chiếc máy tính bàn hay hơn thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng dùng thử thông qua phần bình luận bên dưới nhé.

    Xin cám ơn!
     
    Last edited by a moderator: Thg 10 17, 2017
  2. Đang tải...
  3. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,451
    Những cách bổ sung WiFi cho máy tính để bàn

    Máy tính để bàn (desktop) thường không được tích hợp WiFi, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bạn vẫn muốn có mạng không dây cho desktop của mình.

    Máy tính để bàn (desktop) thường không được tích hợp WiFi, đặc biệt là các máy đời cũ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người dùng vẫn có nhu cầu sử dụng mạng không dây trên PC để bàn của mình. Ví dụ như diện tích phòng của bạn khó khăn cho việc đi dây...

    Trong trường hợp này, bạn có một số lựa chọn để bổ sung WiFi cho PC mình. Trong đó bao gồm bổ sung adapter WiFi, card WiFi, hoặc nâng cấp lên loại bo mạch chủ được tích hợp WiFi. Vậy đâu là sự lựa chọn hợp lý nhất? Câu trả lời sẽ là phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Bởi mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, và những phân tích dưới đây có thể sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

    [​IMG]

    Sử dụng adapter WiFi

    Đây là phương pháp thuận tiện và dễ làm nhất cho việc bổ sung WiFi cho desktop. Bạn chỉ cần cắm adapter vào cổng USB trên máy và như vậy là đã có thể sử dụng WiFi. Công đoạn mất thời gian nhất có lẽ đó là lần đầu tiên sử dụng, khi bạn phải tiến hành cài đặt driver. Kể từ lần sau, bạn chỉ cần cắm và chạy mà thôi.

    [​IMG]

    Ưu điểm:

    Thuận tiện, dễ dùng: chỉ cần cắm và sử dụng, có thể rút ra khi không dùng tới, có thể mang đi sử dụng trên máy khác.

    Do adapter sử dụng cổng USB, bạn có thể sử dụng 1 chiếc USB hub để việc cắm adapter được linh hoạt hơn - thay vì cố định nó vào cổng USB trên máy - từ đó cho phép bạn đặt adapter ở những vị trí khác để adapter phát WiFi được xa hơn.

    Nhược điểm:

    Phiền toái lớn nhất mà phương pháp này mang lại đó là việc nó có thể không hoạt động khi PC của bạn rơi vào trạng thái sleep (nói có thể bởi điều này còn tùy thuộc vào model bo mạch chủ). Sleep là chế độ tiết kiệm năng lượng được rất nhiều người dùng tới và nếu sử dụng phương pháp (bổ sung WiFi cho desktop) này, có thể bạn sẽ phải hy sinh điều đó. Cho tới nay, hầu như không có giải pháp nào để khắc phục nhược điểm này, trừ việc bạn tắt tính năng sleep của máy.

    Card WiFi PCI

    [​IMG]

    Adapter WiFi thường mang lại kết nối tương tự như WiFi mà nhà sản xuất tích hợp sẵn trên bo mạch chủ. Sự khác biệt khi bạn sử dụng tới thủ thuật USB hub nói trên. Trong trường hợp bạn cần tới kết nối ổn định hơn, khoảng cách xa hơn, card WiFi sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.

    Ưu điểm:

    Ưu điểm lớn nhất của card WiFi đó là card có thể tận dụng được số angten của router. Cụ thể, nếu card WiFi của bạn cũng có 2 (hoặc nhiều hơn 2) angten, và router của bạn cũng có số angten tương ứng, kết nối WiFi của bạn sẽ ổn định hơn so với giải pháp adapter ở trên.

    Nếu số cổng USB trên máy tính của bạn bị hạn chế về số lượng, trong khi khe PCI trên bo mạch chủ thì lại thừa thãi, thì card WiFi cũng là sự lựa chọn phù hợp hơn.

    Nhược điểm:

    Như bản chất của từng phương pháp, card WiFi không phải là sự lựa chọn lý tưởng nếu như bạn có nhu cầu sử dụng WiFi cho nhiều desktop. Nó chỉ có thể cố định cho 1 máy mà thôi. Còn adapter thì ngược lại, lý tưởng cho việc mang đi nơi khác để sử dụng cho nhiều máy tính.

    Hiện không có nhiều card PCI hỗ trợ chuẩn 801.11ac, và nếu có thì giá bán của chúng cũng đắt hơn so với adapter chuẩn này.

    Bo mạch chủ tích hợp WiFi

    [​IMG]

    Có thể nói đây là giải pháp không phù hợp với quá nhiều người dùng. Bởi điều này đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua bo mạch chủ, trong khi việc đó chỉ để bổ sung WiFi cho máy - điều mà họ có thể tiết kiệm với các giải pháp ở trên. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang cần nâng cấp máy tính, thì việc lựa chọn bo mạch chủ tích hợp WiFi cũng là nên tính đến.

    Trong một số trường hợp, bạn cũng nên cân nhắc nâng cấp cho bo mạch chủ tích hợp WiFi thay cho sử dụng card WiFi hay giải pháp adapter. Đó là khi bạn đang sử dụng một mẫu motherboard đã khá cũ. Lúc này, mặc dù tiền nâng cấp board mạch chắc chắn sẽ đắt hơn tiền mua card WiFi hay adapter, nhưng bù lại bạn sẽ có được một chiếc PC mới hơn, đủ dùng cho 4 - 5 năm tới.

    Một số điểm cần lưu ý khác

    Với những phân tích ở trên, hẳn lúc này bạn đã có thể lựa chọn 1 phương pháp tốt nhất cho mình. Tuy nhiên trong quá trình nâng cấp, bạn cần chú ý một số điểm khác như chọn loại adapter có tốc độ phù hợp với tốc độ mạng của mình (chọn adapter chuẩn N thay vì chuẩn G hay thậm chí chọn loại chuẩn AC nếu router của bạn tương thích).

    Theo: Lifehacker
     
  4. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,451
    Những điều cần biết khi sử dụng USB wifi cho PC

    Có lẽ ai trong chúng ta cũng không ít lần cảm thấy khó khăn khi sử dụng PC hoặc laptop mà không bắt được sóng wifi. Thông thường thì PC bàn không có chức năng bắt sóng wifi, hoặc trường hợp thiết bị thu wifi của latop bị hư, thì giải pháp tối ưu nhất lúc này chính là sử dụng usb wifi cho PC (máy tính bàn).

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại usb wifi cho PC như usb wifi hãng TP link, USB wifi hãng Tenda, USB wifi hiệu… Vậy để có thể chọn mua usb wifi cho PC phù hợp, cách sử dụng usb wifi cho PC chính xác thì bạn hãy đọc bài viết sau đây.

    Công dụng thần kỳ của USB wifi cho PC

    Chỉ cần cắm usb wifi vào cổng usb của máy tính, kết hợp với đĩa cài đặt Driver vào máy tính bàn của bạn, thì máy tính bàn có thể bắt sóng như laptop và Smarrtphone rồi. Đã có usb wifi cho PC rồi thì bạn không cần khoan tường, đi dây mạng chằng chịt, sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi bạn di chuyển máy tính, sắp xếp lại bàn ghế làm việc trong phòng.

    Cách sử dụng usb wifi cho PC đơn giản nhất.

    Trước đây, các máy tính để bàn muốn dùng wifi phải sử dụng card wifi cắm trên các khe PCI đời cũ, cách này phức tạp và hiệu quả không cao bằng việc sử dụng usb wifi. Chỉ cần cắm usb wifi vào cổng usb thông thường trên PC, tiến hành cài đặt theo các hướng dẫn sau đây là máy tính của bạn đã dùng wifi “phà phà” như các laptop khác. Sau đây là các bước để bạn cài đặt driver ở lần sử dụng đầu tiên và hướng dẫn cách sử dụng usb wifi cho PC đơn giản, mời bạn theo dõi:

    Khi mua usb wifi thì bạn sẽ được tặng kèm theo một đĩa CD Driver để cài đặt.

    Bước 1: Bạn cẩn thận bỏ đĩa và đầu máy tính, tránh để đĩa bị trầy, xước.

    Bước 2: Cài đặt Driver wifi (thực hiện 1 lần duy nhất)

    Cho đĩa cài vào máy tính, nếu ổ đĩa CD của bạn ở chế độ tự động, nó sẽ hỏi có cài đặt phần mềm không, nếu không tự động bạn có thể nhấp đúp vào file autorun.exe trong đĩa.

    [​IMG]

    Bước 3: Giao diện chọn dòng sản phẩm hiện ra, bạn chọn đúng dòng sản phẩm của mình đang cài. Ví dụ như sản phẩm của bạn là loại usb của TP Link, dòng TL – WN727N thì bạn chọn dòng này trên giao diện và nhấn vô cài đặt (Install Driver & Utility)

    Chú ý, trong cửa sổ tiếp theo chỉ chọn cài đặt Wireless reception, không cài đặt phần Soft AP. Phần Soft AP là một ứng dụng không cần thiết. Khi nhấp vào Wireless reception cửa sổ cài đặt tiếp theo sẽ hiện ra.

    Bước 4: Cửa sổ cài đặt driver báo hiệu bắt đầu, ấn vào nút Next và chờ khoảng 2 phút, sau khi cài đặt xong sẽ ra cửa sổ hoàn thành cài đặt

    [​IMG]

    Bước 5: Xuất hiện cửa sổ này là việc cài đặt đã hoàn tất. Ta chọn Finissh.

    [​IMG]

    Như vậy chúng ta đã thực hiện xong phần cài đặt driver (trình điều khiển) cho thiết bị USB WiFi. Tiếp theo chúng ta cùng xem cách sử dụng ứng dụng này để bắt mạng WiFi.

    Cách sử dùng usb wifi cho PC - Thiết lập kết nối đến mạng WiFi để sử dụng:

    Bước 1: Chạy ứng dụng đã cài đặt trên. Sau đó xuất hiện màn hình REALTEK USB Wireless LAN Utility, chọn tab Avaiable Network, phía dưới sẽ là danh sách tất cả các mạng WiFi có thể sử dụng và nhấn tiếp Add to Profile.

    [​IMG]

    Bước 2: Trong cửa sổ Wireless Network Properties, nhập Network key chính là mật khẩu mạng wifi, nhập cả ở phần Confirm network key.

    [​IMG]

    Chỉ với 2 bước đơn giản, bạn đã kết nối đến mạng WiFi thành công cho máy tính của bạn rồi. Kiểm tra tab General bạn sẽ thấy các thông số về chất lượng sóng WiFi và các thông tin về mạng.

    Những trường hợp nào bạn nên mua usb wifi cho PC

    Xu hướng hiện nay chính là tiện lợi, nhanh gọn và thẩm mỹ. Tuy nhiên với cách sử dụng mạng dây LAN khá rắc rồi, các đầu cắm dây dễ bị lỏng, rút ra rút vô nhiều mạng dễ bị chập chờn. Trường hợp nhiều máy tính thì số lượng dây lớn gây khó khăn trong việc dọn dẹp, bảo quản…

    Ngoài ra, nhà bạn mới xây, hoặc vách tường kín rất khó khăn trong việc đi dây, không có mạng LAN sẵn, phòng bạn ở trên lầu 2-3-4…

    Trong các trường hợp trên thì bạn nên chọn mua usb wifi cho PC thì hợp lý hơn mạng LAN rất nhiều. Mua usb wifi cho PCđược đánh giá là cách tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm nhất để bạn dùng internet làm việc cũng như giải trí. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn chọn được một chiếc usb wifi cho PC ưng ý và sử dụng nó thật hiệu quả.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này