Dân thiết kế đồ họa nên chọn laptop như thế nào? Bạn là dân thiết kế đồ họa hoặc kiến trúc sư và muốn chọn một chiếc laptop phục vụ cho công việc của mình? Dưới đây là một số lưu ý khi bạn chọn máy xách tay cho mình. Trước tiên, bạn cần tìm hiểu một số điểm đặc trưng của các dòng laptop chuyên phục vụ cho công việc đồ họa. Công việc đồ họa là một chuỗi các hệ thống phần mềm đa nhiệm, cần trang bị nhiều tài nguyên cho laptop để có thể vận hành mượt mà. RAM - Bộ nhớ trong Nếu bạn chỉ cần sử dụng photoshop, các phần mềm vẽ vector như Corel, Adobe Illustrator hoặc xử lý đồ họa dạng 2D, không phải đụng đến các file đồ họa có dung lượng quá lớn, độ phân giải cao thì chỉ cần khoảng 2GB Ram. Nếu bạn cần sử dụng một số phần mềm làm phim như Adobe Premiere, After Effect, dựng text hay các mẫu 3D, hệ thống đòi hỏi phải từ 4GB Ram trở lên. Ram Kingston, 2GB, DDR3, Bus 1333 Mhz Khi chọn ram cho các công việc đòi hỏi nhiều tài nguyên như thế này, bạn cũng cần lưu ý chỉ số BUS và loại Ram. Chỉ số Bus càng cao và loại Ram càng mới (DDR2, DDR3) càng nâng cao hiệu suất xử lý. Lời khuyên: Luôn trang bị Ram từ 4GB trở lên, chạy kênh đôi (dual channel) để dữ liệu được phân tán và xử lý nhanh hơn. CPU - Vi xử lý Các phần mềm đồ họa hiện tại rất tham lam khi hầu hết đều yêu cầu một hệ thống 64 bit để xử lý đa nhiệm. Khi đầu tư laptop, bạn cần một cấu hình đủ mạnh mẽ để có thể làm việc lâu dài từ 2 – 3 năm mà không phải đắn đo nâng cấp quá nhiều. Vì vậy, hãy chọn CPU có ít nhất 2 nhân vật lý, công nghệ siêu phân luồng, bộ nhớ đệm L2 – L3 và chỉ số FSB cao. Không nên ưu tiên chọn các dòng CPU cho phép overclock (ép xung) vì điều này là không cần thiết trong xử lý đồ họa. Ngược lại, việc có bộ nhớ đệm cao sẽ giúp hệ thống nhanh hơn trong các công việc thiết kế, đặc biệt là liên quan đến 3D. Lời khuyên: Core i7 (4 nhân vật lý) của Intel là một sự lựa chọn hoàn hảo. Nên chọn tối thiểu từ các dòng Core i5 trở lên. Graphics Card - Card đồ họa Bạn không nên sử dụng hệ thống chip xử lý đồ họa onboard trong việc xử lý đồ họa. Đó không phải là thiết bị chuyên dụng, lại chia sẻ bộ nhớ với hệ thống và không cho hiệu năng cao. AMD Radeon HD 6750 với 1GB GDDR5, 128bit được trang bị trong Macbook Pro Hãy chọn các dòng laptop có chip xử lý đồ họa riêng biệt (GPU) và chú ý đến các chỉ số như sau: Số bit (128bit, 256bit): Nên chọn các dòng card đồ họa từ 128 bit trở lên để công việc tính toán và giải mã được nhanh hơn Tốc độ xung nhịp của nhân đồ họa Chủng loại Ram của card (GDDR5 là mới nhất ở hiện tại) Nếu các cửa hàng không cho bạn biết quá nhiều chi tiết về các thông số này, hãy ghi lại mã sản phẩm và tìm hiểu trên Internet. Lời khuyên: Ưu tiên thứ nhất khi chọn card đồ họa là chỉ số bit, sau đó đến xung nhịp của nhân và cuối cùng là chủng loại ram (tốt nhất từ GDDR3 trở lên). Ổ Cứng - Khả năng lưu trữ Bạn đừng quên giá thành của laptop cũng phụ thuộc nhiều vào dung lượng ổ cứng. Công việc của một người thiết kế đồ họa cần nhiều dung lượng để lưu trữ dữ liệu (có thể lên đến hàng GB/file) nên 500GB là một con số tốt. Ngoài ra, nếu có điều kiện, các bạn có thể cân nhắc về số vòng quay RPM của ổ cứng, chỉ số này càng cao – tốc độ đọc dữ liệu càng nhanh. Western Digital, 500GB 7200rpm dành cho laptop Ngoài ra, đối với các nhà dựng phim chuyên nghiệp, nên chọn ổ cứng SSD để có tốc độ truyền tải dữ liệu lớn hơn nhiều so với ổ cứng HDD bình thường. Lời khuyên: Chọn ổ cứng có dung lượng 500GB trở lên, số vòng quay đạt 7200 RPM và trang bị thêm một ổ cứng SSD để cài đặt phần mềm, giúp tốc độ khởi động và thao tác trên hệ thống được nhanh hơn. Màn hình hiển thị Hãy chọn màn hình có độ phân giải cao, kích thước lớn từ 15 inch trở lên. Khi đọc thông tin cấu hình laptop, hãy xem chỉ số độ phân giải là bao nhiêu, con số này càng lớn nghĩa là độ chi tiết của hình ảnh được hiển thị càng cao và bạn sẽ có nhiều không gian khi làm việc trên 2, 3 phần mềm cùng lúc. Laptop 17 inch cho cảm giác rộng rãi, hình ảnh sắc nét Lời khuyên: Màn hình vuông hay góc rộng không quan trọng. Điều đó tùy theo mắt nhìn và cảm nhận của bạn. Một chiếc laptop 17 inch sẽ cho cảm giác rất tuyệt khi sử dụng, đặc biệt là trong công việc liên quan đến dựng phim, chỉnh sửa ảnh. Kiểm tra độ sáng, góc nhìn của màn hình và trả các giá trị về mặc định khi thử.