Cpm, Cpc, Và Cpi Trong Quảng Cáo Là Gì?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Pussy, Thg 12 17, 2016.

  1. Pussy

    Pussy New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    950
    Để tạo ra một ứng dụng hoàn chỉnh, chắc hẳn bạn cũng đã bỏ ra rất nhiều tâm, sức và thời gian của mình để thiết kế và xây dựng nó. Bạn hoàn toàn có thể “mơ” rằng ứng dụng này sẽ kết nối bạn với tất cả mọi người cũng như ứng dụng của bạn là một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của họ…

    Nhưng thật không may là giấc mơ đó không thể thực hiện được sau khi ứng dụng của bạn được tung ra. Một phần là vì hiện nay trên các store hiện nay đã quá “chật chội” bởi có quá nhiều ứng dụng. Thách thức bây giờ bạn phải giải quyết là làm cho những người nằm trong mục tiêu mà ứng dụng của bạn nhắm đến có thể “thấy được” ứng dụng của bạn và sau đó bạn cần phải thuyết phục họ như thế nào đó để họ tải, cài đặt ứng dụng của bạn. Các developer như bạn có thể tiếp cận vào một loạt các phương pháp để có thể thúc đẩy ứng dụng của bạn để người dùng cài đặt chúng.

    [​IMG]

    Một trong những cách hiệu quả nhất là quảng cáo ứng dụng của bạn bên trong các ứng dụng khác cũng như các trang web trên điện thoại di động (Trong phạm vi bài viết này, tôi đã giả định bạn là người thuê quảng cáo để thúc đẫy ứng dụng của bạn đến với tất cả mọi người, nhưng bạn cũng có thể suy nghĩ ngược lại – bạn sẽ là người quảng cáo cho những người khác trong ứng dụng của bạn để kiếm tiền – điều này chủ yếu là tùy vào mục đích của bạn). Hiện nay có rất nhiều loại quảng cáo nhưng hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về 3 loại hình chủ yếu sau đây:

    Cost-per-mille (CPM)

    Cost-per-click (CPC)

    Cost-per-install (CPI)

    Mỗi loại đều có thể tạo điều kiện cho ứng dụng của bạn có thể được cài đặt từ người dùng, tuy nhiên bạn cần một sự hiểu biết rõ ràng về cách để “đo lường” được mức độ thành công cũng như chi phí cho mỗi “chiến dịch” quảng bá của mình.

    Chúng ta sẽ bắt đầu với CPM, đây là một thuật ngữ quảng cáo truyền thống có nguồn gốc từ in ấn. Đây là một mô hình mà chi phí dựa trên số lần quảng cáo được hiển thị, và nó tuyệt vời trong việc tạo sự chú ý đối với một thương hiệu hay một ứng dụng. Bạn phải trả cho mạng lưới quảng cáo mỗi mille - 1000 lần - quảng cáo được hiển thị cho người dùng.

    CPC là một phương pháp tương tự nhưng hiệu quả hơn so với quảng cáo CPM vì bạn chỉ phải trả tiền cho nhà mạng nếu người dùng click (hoặc tap) vào quảng cáo. Phương pháp quảng cáo này có hiệu quả bởi vì mạng lưới quảng cáo đã có những vị trí thích hợp trong các trò chơi và vì thế bạn sẽ an tâm rằng họ sẽ cố gắng quảng cáo cho bạn bởi: nếu không ai clik/tap vào, họ sẽ không nhận được tiền của bạn.

    Và cuối cùng, đó là loại quảng cáo theo CPI đặt biệt cho các ứng dụng trên điện thoại di động. Đây là một loại quảng cáo mà bạn phải trả chi phí cho mỗi lần cài đặt, các nhà mạng quảng cáo sẽ cố gắng đưa ứng dụng của bạn lên một loạt các phương tiện truyền thông và họ sẽ nỗ lực để làm cho người dùng cài đặt ứng dụng của bạn. Bạn sẽ phải trả tiền cho các nhà mạng quảng cáo chỉ khi ứng dụng của bạn được cài đặt. Bởi quảng cáo này đòi hỏi nhà mạng phải làm việc nhiều hơn mới có thể “lấy tiền từ trong túi của bạn” nên chi phí tât nhiên sẽ cao hơn 2 loại kia rất nhiều lần.

    Ok, có lẽ bạn đã nắm được cơ bản của các loại quảng cáo trên. Bạn sẽ rất dể dàng nhận thấy là với việc thúc đẫy ứng dụng thì cần sử dụng một mô hình CPI, và với việc quảng bá thương hiệu thì tốt nhất nên sử dụng CPM. Trong thực tế, mỗi loại mô hình quảng cáo di động có những lợi ích và bất lợi của nó, vì thế chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về ưu và nhược điểm của mỗi loại.

    Ưu điểm của Cost-per-install (CPI)

    Lợi ích của CPI dễ nhận thấy nhất là chi phí tổng thể. Nếu chỉ nhìn vào giá cả, chi phí cho mỗi CPI thường cao hơn CPC và CPM, nhưng khi tính ra số tiền bạn phải trả cho mỗi đợt quảng cáo để nhận được cài đặt mới sẽ thấp hơn so với chạy CPC hoặc CPM. Với các nhà phát triển chỉ yêu cầu vào một chỉ tiêu là tăng số lượng download/cài đặt thì đây là một mô hình quảng cáo rất hiệu quả.

    Nhược điểm của Cost-per-install (CPI)

    Giá cả sẽ rất cao so với những loại khác…điều này là tất nhiên, ngoài ra bạn cũng cần chú ý là nên tìm đến các nhà quảng cáo uy tín bởi bạn biết, họ chỉ lấy được tiền của bạn khi có lượt cài đặt, điều này sẽ dẫn đến những việc bạn khó kiểm soát như: người dùng tự nguyện cài đặt hay bị lừa gạt(điều này ảnh hưởng lớn đến thương hiệu của bạn), số lượng cài đặt có đúng như những gì họ đưa ra, số lượng người cài đặt đó có nằm trong mục tiêu mà ứng dụng nhấm đến hay không?(họ có thể cài đặt vì tò mò và sẽ nhanh chóng gỡ nó ra, điều dẫn đến xếp hạng trên bảng ứng dụng của bạn bị giảm xuống)…Ngoài ra bạn cũng khó có thể có những phân tích về hành vi của người dùng.

    Ưu điểm của Cost-per-click (CPC)

    Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên nhưng khi so sánh về hiệu suất, CPC có thể tốt hơn so với chỉ số CPI trong việc đạt được người dùng nếu công ty của bạn có thể gánh vác chi phí ở mực cao khi thực hiện CPC. Có thể nói CPC “ưu việt” hơn so với CPI – Quảng cáo hướng dữ liệu thường nhắm đến CPC bởi bạn sẽ có rất nhiều dữ liệu được thu thập từ người dùng bởi nhà mạng. Mặc dù chi phí có thể rất cao, nhưng các kho dữ liệu của các nhà quảng cáo có thể truy cập để cung cấp cho bạn những hiểu biết có giá trị như: ai click và không click vào quảng cáo của bạn và các thông tin chi tiết khác như các loại trình duyệt, ngôn ngữ, địa chỉ IP, thời gian, vị trí địa lý và các số liệu khác. Ngoài ra CPC có thể rẻ hơn so với CPI.

    Nhược điểm của Cost-per-click (CPC)

    Bạn thường sẽ chi nhiều hơn vào một chiến dịch CPC so với CPI để đạt được nhiều lượt tải. Do đó, nhiều studio với nguồn lực hạn chế sẽ lựa chọn CPI chứ không phải là CPC.

    Ngoài ra đối với các nhà phát triển ứng dụng và các nhà tiếp thị, một cái click không có nghĩa là người dùng sẽ cài đặt/ mua ứng dụng cũng như nếu quảng cáo nhắm mục tiêu kém, nó sẽ thu hút lưu lượng lớn các truy cập không liên quan.

    Ưu điểm của Cost-per-mille (CPM)

    Thường là lựa chọn hàng đầu bởi các nhà quảng cáo để quảng bá thương hiệu. CPM, đa phương tiện, video thường đi cùng với nhau - Nếu một mạng lưới quảng cáo di động cung cấp CPM, bạn sẽ thấy rằng họ cũng cung cấp đa phương tiện và video. AppFlood là một ví dụ về cung cấp đa phương tiện và video kết hợp với CPM. Tại sao? Vì animation, video, và các quảng cáo kết hợp với nhau sẽ tạo sự chú ý nhiều hơn từ người xem. CPM cũng có thể cung cấp các thông tin có giá trị tương tự như CPC là các loại trình duyệt, ngôn ngữ, địa chỉ IP, thời gian, vị trí địa lý và các số liệu khác. Ngoài ra CPM có chi phí rẻ hơn CPC và CPI.

    Nhược điểm của Cost-per-mille (CPM)

    CPM không phải là một loại quảng cáo đem lại hiệu quả cao cho các developer và các marketer. Ngoài ra bạn rất khó để có thể nắm bắt được số lần quảng cáo đã được hiễn thị cũng như nó được hiễn thị trong thời gian bao lâu. Bạn cũng cần hiểu rằng những quảng cáo như thế này sẽ gây phiền nhiễu (ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn) nếu nó hiễn thị cho những người không liên quan.

    Kết luận

    Ngoài quảng cáo di động, bạn cũng có thể tạo sự chú ý và cài đặt thông qua các phương pháp in ấn truyền thống, phát thanh – truyền hình, quảng cáo ngoài trời… để “hướng dẫn” người dùng tìm kiếm, tìm thấy và cài đặt ứng dụng của bạn.

    Mỗi loại quảng cáo đều có những ưu và nhược điểm riêng của chúng, sữ dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả không ngờ. Và cuối cùng tôi muốn nói là: đừng ngần ngại, hãy thử tất cả và bạn sẽ thấy rằng chúng rất quan trọng trong con đường phát triển của bạn.
     
    Last edited by a moderator: Thg 11 18, 2017
  2. Đang tải...
    Similar Threads - Cpm Cpc Và
    1. Caubetinhoc
      Trả lời:
      1
      Đọc:
      1,989
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này