Cách Khắc Phục Tình Trạng Máy Tính Tự Động Tắt Nguồn

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Pussy, Tháng 5 20, 2017.

  1. Pussy

    Pussy New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    950
    Khắc phục tình trạng máy tính tự động tắt nguồn bằng cách đơn giản.

    Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây để sử dụng máy an toàn và hiệu quả nhất nhé!

    Nguyên nhân máy tính tự động tắt nguồn

    1. Ổ cứng bị lỗi vật lý (bad)

    Khi bị lỗi này, có thể chương trình bạn đang chạy một số tập tin nằm trong vùng bị lỗi thì máy sẽ khởi động lại.

    + Cách giải quyết: Vào Windows Explorer, chọn ổ đĩa cài đặt hệ thống, thường là ổ C, phải chuột, chọn Properties, chọn thẻ Tools, sau đó click vào Check Now ở phần Error-checking để kiểm tra lỗi đĩa. Có thể sử dụng các phần mềm cao cấp từ các hãng thứ 3 để việc kiểm tra và xử lý được chuyên nghiệp hơn như RepairDisk Manager của Raxco.

    [​IMG]

    Bạn cần sao lưu lại dữ liệu trong trường hợp này, vì đó cũng là tín hiệu của ổ cứng sắp đến giới hạn “tuổi thọ”.

    2. Nhiệt độ máy quá nóng

    - Có thể do quạt của CPU đã hỏng bạn cần kiểm tra lại, vì đây là nguyên nhân rất nguy hiểm có thể gây hư hỏng hệ thống phần cứng.

    - Gắn thêm các quạt trong case hoặc bộ làm mát bằng nước.

    - Để máy ở chỗ thoáng mát sẽ làm tăng tuổi thọ các thiết bị trong hệ thống.

    - Dùng các chương trình kiểm tra nhiệt độ trong thùng máy.

    3. Nguồn điện không ổn định

    Có nhiều cách thức để kiểm tra dòng điện mà bộ nguồn cung cấp cho máy tính của bạn. Bộ nguồn tốt phải cung cấp được dòng điện "sạch" cho các linh kiện. Có nhiều người cho rằng các đường điện càng cao sẽ càng tốt nhưng thực tế điều này không đúng. Vấn đề ổn định dòng điện phải được đặt lên hàng đầu.Để theo dõi đường điện của bộ nguồn mới mua, bạn có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như Speedfan với chức năng lập biểu đồ theo thời gian.

    Tất nhiên, giá trị cụ thể của các dòng điện do chương trình đưa ra chỉ mang tính tham khảo. Để có con số chính xác, bạn nên sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng.

    Bên cạnh đó, có thể power managerment trong BIOS setup bị sai, bạn nên reset lại BIOS. Quạt CPU chạy yếu cũng có thể gây ra hiện tượng tự khởi động, bạn hãy kiểm tra quạt, nếu thấy quạt chạy yếu hãy thay ngay trước khi nó làm ảnh hưởng tới “sức khoẻ” con Chipset của bạn.

    4. Virus

    Đây là trường hợp khả thi nhất. Khá nhiều loại virus làm cho hệ thống tự động restart lại liên tục. Bạn cần có 1 chương trình antivirus luôn được thực thi ở chế độ thời gian thực (real-time), cập nhật virus database mới nhất từ hãng sản xuất. Sau đó ngắt mạng (LAN, Internet) và tiến hành quét lại toàn bộ hệ thống (Full scan). Có thể sử dụng các trình antivirus như: Bitdefender Pro 10 Plus, AVG Antivirus, NOD32 Antivirus, Kaspersky Antivirus, BKAV .

    5. Pin CMOS đã hết

    Bạn hãy kiểm tra lại pin CMOS bằng cách tháo pin ra khỏi máy, dùng lưỡi liếm nhẹ, nếu thấy hơi tê, đắng là còn điện, còn không bạn phải thay pin mới. Bạn cũng nên tăng độ tiếp xúc của pin với mainboard bằng cách cạo sạch các mảng bám hoặc sét gỉ nơi vị trí tiếp xúc giữa pin CMOS và mainboard.

    6. RAM có vấn đề

    RAM là một yếu tố rất quan trọng. Nếu RAM lỏng hoặc lỗi sẽ ảnh hưởng không tốt đến máy. Cách nhanh nhất là mượn tạm một thanh RAM đang hoạt động tốt và thay thử, bạn sẽ biết ngay chất lượng của thanh RAM mà bạn đang sử dụng.

    [​IMG]

    7. Thiết lập trên Windows

    Việc thiết lập mặc định Windows sẽ khiến máy tự khởi động lại khi có lỗi liên quan đến hệ thống. Bạn có thể tắt tính năng này theo các bước:

    + Click chuột phải vào biểu tượng My Computer, chọn Properties, vào System Properties.

    + Chọn Tab Advanced, trong mục Start and Recovery, chọn Settings.

    + Bỏ dấu tùy chọn mục "Automatically Restart".

    8. Các nguyên nhân khác

    Ngoài ra, Card màn hình, card mạng, các thiết bị phần cứng khác gắn lỏng lẻo cũng có thể gây ra tình trạng tự động tắt máy, tuy nhiên thường thì chúng sẽ xuất hiện màn hình “xanh” báo lỗi.
    Cách khắc phục: Tháo hết các thiết bị, vệ sinh và cắm lại thật chặt.

    Khắc phục khi máy tính tự tắt

    Nếu Windows tắt một cách không rõ ràng và máy tính của bạn shuts down, hầu hết trong số các trường hợp như vậy là do quá nhiệt. Máy tính với các bộ kiểm tra nhiệt độ CPU, khi đó bạn sẽ bảo vệ được các thành phần bên trong tránh được tình trạng hỏng hóc do nhiệt độ.

    Cách khác, nếu máy tính của bạn thường xuyên tắt mà không đóng Windows trước, điều này sẽ làm xuất hiện một thông báo lỗi khi bạn khởi động lần kế tiếp, đây cũng có thể là thời điểm cần phải thay thế power supply.

    Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ máy tính của mình bằng SpeedFan , đây là một chương trình miễn phí của Alfredo Milani Comparetti. Mặc dù được dự định để điều chỉnh quạt theo nhiệt độ, tạp âm và sự cân bằng của nguồn, nhưng SpeedFan còn hiển thị cả nhiệt độ CPU trong khay hệ thống.

    Rõ ràng việc biết được nhiệt độ CPU hiện hành không có nhiều ý nghĩa nếu bạn không biết được các tham số an toàn của chip. Nếu bạn không biết nhiều thông tin về bộ vi xử lý của mình, hãy kích Start, kích chuột phải vào My Computer (Computer trong Vista), và chọn Properties. Với các thông tin đó, bạn hãy vào CPU World để tìm ra các thông tin về nhiệt độ cho bộ vi xử lý của mình.

    Cần thực hiện những gì để tránh các vấn đề quá nhiệt?

    Nếu bạn có một máy tính desktop:

    - Không được chặn các lỗ thông khí của máy tính

    - Rút điện máy tính và mở case của máy. Sử dụng một bình khí nén để thổi sạch bụi, đặc biệt xung quang các quạt và các lỗ thông khí.

    - Khi máy tính đang mở, bạn cần lưu ý đến vị trí của các cáp bên trong xem liệu có cáp nào ngăn cản các lỗ thông khí hoặc luồng không khí hay không.

    - Cắm điện cho máy tính trong khi vẫn mở case và khởi động nó để bảo đảm rằng tất cả các quạt đều chạy tốt. Nếu một quạt nào đó không quay thì bạn cần tìm ra và sửa chữa ngay tức khắc.

    Nếu bạn sử dụng một laptop:

    - Hãy đảm bảo rằng không có một thành phần nào cản trở các lỗ thông khí ở bất cứ nơi nào bạn sử dụng máy tính. Đặc biệt cẩn thận về việc chạy laptop trên đùi hoặc trên chăn, điều này có thể dễ làm mất tác dụng của các lỗ thông khí.

    - Khi máy tính tắt, sử dụng vòi nhỏ của bình nén để thổi sạch các bụi bẩn nằm trong các lỗ thông khí. Chỉ sử dụng các bình nén khí không có hơi ẩm để lại.

    - Nếu các bước này không giúp gì được bạn, hãy cần đến những người có tay nghề trong lĩnh vực này. Trừ khi bạn biết rõ về những gì đang thực hiện, bằng không, không nên can thiệp sâu vào bên trong laptop. Vì điều này rất rể gây ra những sự cố hỏng hóc đáng tiếc.

    Tội phạm cũng có thể là phần mềm? Không chắc, nhưng nếu máy tính của bạn không rơi vào tình trạng quá nhiệt thì một driver tồi cũng có thể gây ra điều này. Hãy nâng cấp các driver âm thanh và đồ họa. Cũng có thể máy tính bị nhiễm mã độc, từ đó gây ra hỏng hóc này. Nếu bị nhiễm mã độc, bạn hãy sử dụng các trình quét malware trực tuyến để tìm ra cách giải quyết vấn đề này.

    Tham khảo thêm Khắc phục hiện tương tự động bật nguồn máy tính khi để chế độ Sleep

    Mặc dù Laptop đã úp màn hình và ở chế độ sleep nhưng cứ tự bật vào khoảng thời gian nào đó (đèn nguồn, đèn HDD, quạt CPU tự chạy) mặc dù không hề động vào máy. Hiện tượng này thỉnh thoảng xảy ra kéo dài và trùng lặp nhiều lần. Như vậy máy đã có hiện tượng gì?

    Xin đưa ra hướng dẫn khắc phục như sau:

    Hiện tượng mô tả trên thông thường do phần mềm, có thể do máy tính đã được cài đặt chế độ hẹn giờ. Bạn có thể kiểm tra như sau (hướng dẫn với Windows 7, Windows XP làm tương tự

    Vào Start --> All Programs --> Accessories --> System tools --> Task Scheduler.

    Cửa sổ mới hiện ra, bạn chọn mục Task Scheduler Library. Tại đây, bạn có thể kiểm tra các chức năng đang được đặt lịch hẹn hoạt động xem có mục tự khởi động vào thời gian mô tả không. Bạn chọn chức năng đó và ấn Disable ở mục Actions bên phải để loại bỏ hẹn giờ. Nếu muốn khôi phục lại, bạn ấn Enable.

    Bạn cũng có thể hẹn các lịch khác bằng cách ấn Create Task ở mục Actions.

    [​IMG]

    Trong trường hợp bạn kiểm tra không thấy hẹn giờ ở Task Scheduler và không tìm thấy bất kỳ công cụ nào khác có chức năng tương tự được cài vào máy, cần kiểm tra tổng thể và có thể thử cài lại hệ điều hành.
     
  2. Đang tải...
  3. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,451
    Lỗi máy tính restart liên tục, tự động tắt nguồn và cách xử lý

    Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp máy tính restart liên tục chưa? hoặc một số lỗi tương tự như tự động tắt nguồn chẳng hạn. Thật oái oăm khi mà rơi vào trường hợp đó, bản thân mình cũng từng bị và thực sự rất bực mình, đang làm việc dở tự nhiên ” rụp ” một cái. Ôi thôi, bao nhiêu công sức viết bài tan thành khói mây chỉ trong tích tắc và phải cặm cụi làm lại từ đầu và lần này phải rút kinh nghiệm ngay là làm đến đâu là phải lưu đến đó cho chắc ăn. Trở lại với nội dung chính của bài viết, hôm nay mình sẽ tổng hợp những nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính reset liên tục và tự động shutdown cho các bạn một cách chi tiết nhất.

    Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân bằng phương pháp loại trừ, làm từ dễ đến khó, từ trong ra ngoài.

    1. Kiểm tra Virus

    [​IMG]

    Có lẽ đây là nguyên nhân khá phổ biến và rất nhiều người bị dính lỗi này và gây ra hiện tượng máy tính khởi động lại liên tục.

    + Phòng tránh: Sử dụng các phần mềm diệt virus luôn được thực thi ở chế độ thời gian thực (real-time), nếu không có tiền để sử dụng các antivirus trả phí như KIS, NIS thì bạn có thể sử dụng một số phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất để máy tính của bạn luôn được bảo vệ.

    Cách khắc phục:

    + Nếu đã bị dính virus rồi thì tiến hành quét virus cho toàn bộ hệ thống. Ngắt mạng (LAN, Internet) sau đó mới tiến hành quét toàn bộ hệ thống (Full scan). Nếu vẫn bị thì bạn hãy ghost hoặc cài lại windows nhé.

    Tuts: Bạn nên tạo một chiếc USB BOOT sau đó vào Mini Windows để kiểm tra, nếu vẫn bị lỗi tự động reset hoặc tắt máy thì không phải do Virus rồi, mà có thể liên quan đến vấn đề phần cứng.

    2. Ổ cứng (HDD) bị Bad Sector

    Nguyên nhân có thể là do ổ cứng của bạn đang bị dính lỗi bad sector. Và bạn đang làm việc với một file nằm trong phân vùng bị dính lỗi thì máy tính cũng tự động reset ngay lập tức.

    Cách kiểm tra:

    Nếu đã có một chiếc USB BOOT rồi thì bạn có thể truy cập vào mini windows để check lỗi rất dễ dàng. Nhưng nếu chưa có hoặc bạn ngại vào thì có thể kiểm tra trực tiếp trên windows như sau:

    + Cách thứ 1: Vào This PC (Computer) sau đó nhấn chuột phải vào ổ chứa hệ điều hành (thường là ổ C). Sau đó chuyển sang tab Tools và nhấn check để kiểm tra lỗi ổ cứng.

    [​IMG]

    + Cách thứ 2: Bạn làm theo hướng dẫn cách kiểm tra ổ cứng rất chi tiết tại bài viết ” Cách kiểm tra tình trạng sức khỏe ổ cứng với CrystalDiskInfo” (khuyên dùng)

    Sau khi kiểm tra và thấy ổ cứng vẫn hoạt động tốt thì chuyển sang các bước kiểm tra phần cứng máy tính.

    3. Lỗi Card màn hình

    Một nguyên nhân nữa khiến máy tính restart liên tục là do card màn hình của bạn bị quá tải. Một khi bị quá tải thì nó sẽ reset lại máy tính.

    Cách khắc phục:

    Bạn thử tháo cái card VGA rời ra và chạy thử Onboard để kiểm tra, nếu nó vẫn bị thì ta lại tính tiếp.

    4. Lỏng Ram

    Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến máy tính tự tự động reset và shutdown rất hay gặp. Nếu như RAM của bạn bị lỏng và không nhận thì khi khởi động nó sẽ phát ra một tiếng kêu ” bíp bíp ” để chúng ta còn phát hiện và khắc phục kịp thời được. Đằng này nó lại lúc nhận lúc không, tức là tiếp xúc kém, khi chúng ta bật lên thì sử dụng rất tốt nhưng một lúc sau thì tự động reset. Mình từng bị dính lỗi này, nghĩ lại vẫn akay, mất bao nhiêu thời gian của mình.

    Cách khắc phục:

    Bạn dùng một cục tẩy bút chì chà nhẹ lên nơi chân tiếp xúc của thiết bị (chân màu đồng đó), sau đó dùng dẻ mềm vệ sinh khe cắm ram trên mainboad.

    Lưu ý: Để tránh tình trạng có thể bị mất dữ liệu trong quá trình sử lý bạn nên sao lưu lại các dữa liệu trước khi tiến hành xử lý nhé.

    Nếu mà vẫn không cải thiện được tình trạng trên thì bạn tiếp tục chuyển hướng nghi vấn sang….

    5. Do Pin CMOS đã hết

    Cách xử lý: Bạn thử kiểm tra lại pin CMOS bằng cách tháo pin ra khỏi máy, dùng lưỡi liếm nhẹ, nếu thấy hơi tê, đắng là còn điện, còn không bạn phải thay pin mới (10k/ 1 cục pin). Ngoài ra, bạn cũng nên tăng độ tiếp xúc của pin với mainboard bằng cách cạo sạch các sét gỉ nơi vị trí tiếp xúc giữa pin CMOS và mainboard.

    Và nguyên nhân cũng có thể do BIOS của bạn bị thay đổi, bạn hãy thiết lập lại mặc định cho BIOS nhé.
    6. Do nguồn điện yếu, không đủ và chập chờn.

    Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng cực kỳ quan trọng, nó cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên theo mình thấy, việc lựa chọn bộ nguồn không được người dùng quan tâm lắm. Nguồn điện của bạn yếu không cung cấp đủ điện năng, máy tính của bạn đang dùng bình thường nhưng bạn mới cắm thêm một ổ HDD hoặc bạn mới sắm cho mình một chiếc card dời và cắm vào máy tính sẽ dẫn đến tình trạng nguồn điện không cung cấp đủ điện năng cho hệ thống. Nguồn điện máy tính không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến việc máy tính của bạn bị restart hoặc shutdown liên tục.

    Cách khắc phục:

    Bạn thử một bộ nguồn có điện áp cao hơn và quan trọng nhất là dòng điện phải ổn định. Bạn có thể sử dụng thêm bộ lưu điện UPS để nguồn điện của bạn luôn ổn định (UPS có tính năng như cục pin laptop của bạn đó).

    Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thêm phần mềm SpeedFan để theo dõi các thông số nguồn điện cung cấp cho máy tính như thế nào. Và tất nhiên, các giá trị cụ thể của các dòng điện do chương trình này đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Để có con số chính xác nhất thì bạn nên sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng.

    7. Nhiệt độ máy tính quá cao

    Sau một thời gian dài sử dụng máy tính, keo tản nhiệt của bạn có thể đã bị khô dẫn đến nóng CHÍP và gây ra tình trạng máy tính tự động reset hoặc shutdown để bảo vệ an toàn cho con chíp và hệ thống. Hoặc cũng có thể do quạt chíp hoạt động kém, hoặc không chạy khiến nhiệt độ CPU lên quá cao.

    Đây là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất, có thể khiến máy tính bạn hư hỏng phần cứng và hỏng chíp (thiết bị có giá trị nhất của máy).

    Cách khắc phục:
    • Tiến hành tháo máy để kiểm tra và vệ sinh cho quạt.
    • Bôi thếm keo tản nhiện cho chíp, không không rành về việc này thì bạn có thể mang đi ra các cửa hàng để họ vệ sinh và bôi keo tản nhiệt cho nhé.
    • Gắn thêm quạt gió vào trong case để máy tính bạn mát hơn.
    • Sử dụng máy ở những nới thoáng mát sẽ giúp giảm bớt nhiệt độ cho máy tính đồng thời cũng làm tăng tuổi thọ cho các link kiện trong máy tính.
    Lời kết

    Trên đây là 7 nguyên nhân chính dẫn đến lỗi máy tính restart liên tục hoặc máy tính tự động tắt nguồn và cách khắc phục đơn giản nhất. Ngoài ra, để có được những kinh nghiệm và thủ thuật hay khi sử dụng máy tính thì hãy ghé thăm blogchiasekienthuc.com để trao đổi về kiến thức máy tính nhé ^_^

    Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
     
  4. Wall-E

    Wall-E Moderator Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    2,451
    Cách khắc phục máy tính tự động tắt và khởi động lai.

    [​IMG]
    Nếu một ngày đẹp trời chiếc máy tính của bạn liên tục bị khởi động lại thì các bạn biết làm thể nào để khắc phục nó, nếu gọi thợ thì quá đơn giản, vì nhiều thợ cũng có thể sử dụng thủ thuật của bài viết này để sửa cho các bạn, thế tại sao các bạn không tự chính mình sửa để khỏi bị mất tiền và mất thời gian chờ thợ đến sửa. Nào chúng ta bắt tay vào làm việc thôi.

    1. Kiểm tra Quạt Chip.

    Nếu chiếc máy tính của bạn khi chạy, một lúc lâu nó mới bị khởi động lại, hoặc tắt ngấm đi, sau đó một lúc sau bạn lại có thể bật lên được, thì chúng ta có thể khẳng định rằng quạt CPU đang có vấn đề.

    [​IMG]
    Đối với quạt chip thì việc phát hiện ở laptop lại đơn giản hơn ở máy tính để bàn, bởi vì laptop khi ta sử dụng một lúc, hãy kiểm tra xem bàn phím có nóng ran lên không, nếu nóng ran lên và liên tục khởi động lại, thì điều đó đích thị làm quạt laptop của bạn đang bị bẩn hoặc bị chết, cách xử lý với laptop top là hãy tháo ra và vệ sinh nó, các bạn đừng sợ hãy tháo nó một lần là có thể tự làm được, còn không bạn có thể qua nhờ thợ sửa xe máy lấy máy nén khi thổi từ từ vào khe quạt để nó thổi lớp màng bao phụ quạt đi là OK, sau đó các bạn hãy bật lại xem dùng thử xem có bị nóng và khởi động lại nữa không.

    [​IMG]

    Đối với quạt CPU của desktop thì các bạn không thể phát hiện bằng nóng được, cái này bạn có thể mở thùng case máy tính ra và xem quạt có chạy hay không, cái này quan sát bằng mắt thường cũng được rồi. Nếu không chạy các bạn có thể thay quạt khác là OK. Và vấn đề đã được giải quyết. Nếu quạt chip của bạn không chết thì đó lại là vấn đề nan giải mà chúng tôi đề cập ở phần tiếp theo.

    2. Nguồn điện lưới yếu.

    Nguồn điện ở đây mình đề cập là nguồn điện lưới của gia đình các bạn, nói thật với các bạn tại sao mình lại đề cập đến vấn đề này, đó chính là bài học xương máu của mình rút ra để cho các bạn có thể giảm bớt thời gian tìm nguyên nhân, đó là việc mình cung cấp cho một khách hàng môt bộ máy tính, ở công ty mình làm thì cài đặt các thứ ngon lành cành đào, đến lắp khách hàng lúc đó tầm 5 giờ chiều, lắp vào bật phát lên luôn khách hàng đề nghị cài đặt một số thứ, mà ở vùng nông thôn họ quý người lắm, nhất là dân công nghệ, họ bỏ tiền ra mua bộ máy tính cho con cái học cũng khá khá, nên có ở lại ăn nhậu mừng mua được bộ máy tính xịn, ăn nhậu tầm 6h30 thì con họ bật máy lên thì cứ vào đến windows thì khởi động lại, mình bảo quái lạ, các thử toàn hàng chuẩn, hàng xin làm sao mà có thể lỗi vặt được, các cụ nhà ta thì cứ hỏi tại sao máy mới mua lại bị như vậy, mình test bằng cách kiêm tra vào bios thì không sao cứ vào win là bị, mình lập tức cài lại win, xong vẫn bị, test đủ kiểu đến 10 giờ đêm chán nản định đi về thì bật lần cuối thì lại vào được, sau đó bật liên tục vẫn không sao, mình bảo quả này điện yếu rồi, mình hỏi chủ nhà điện buổi tối yếu lắm à, chủ nhà bảo mạng lưới điện ở đây kém nên bị yếu lúc đó do nhiều nhà cùng dùng môt lúc, nên bị thế. Thôi quả đau nhớ đời, đành phải tư vấn là dùng ổn áp để khi điện yếu nó tự kích lên để đảm bảo điện nguồn cung cấp nó đủ.

    [​IMG]

    Qua việc mình kể với các bạn, để các bạn nếu thấy máy mình bị khởi động lại liên tục hãy để ý xem thời điểm đó có phải điện lưới nhà mình bị yếu không, hãy để đó sang ngày hôm sau và bật vào thời điểm khác để kiểm định.

    3. Nguồi máy tính chuyển đổi 3,12 v không đủ.

    Cái này chỉ sảy ra với nguồn đông nam á, hay nói đúng là hơn là máy case mà chỉ có máy case đông nam á mới bị, tức là máy tự lăp giáp, còn case đồng bộ thì không bao giờ gặp phải, vì case đồng bộ nguồn của nó khá chuẩn, không như kiểu nguồn đông nam á, mấy bác tầu khựa lắp nguồn toàn cắt bớt linh kiện, nên giá rẻ hơn, và cũng mắc những bệnh khoai hơn.

    [​IMG]

    Do nguồn kém nên các bạn có thử nguồn bằng cách Kiểm tra nguồn máy tính sống hay chết, thì cũng bó tay mà thôi, vì nguồn cung cấp điện áp ra là 3 vol và 12 vol không đủ thì CPU hoạt động không đủ, khi cần thiết thì không đủ điện áp nên nó lại khởi động lại, nhiều khi bệnh này nó còn giở giở ương ương hơn các bệnh khác đó là nhiều lúc bật máy chạy bình thường, nhiều lúc cứ bị khởi động lại liên tục, lúc đó thì có tài thánh cũng không nghĩ nó là nguồn, vì lúc trước chạy bình thường, có khi chạy cả buổi sáng khong sao, đến chiều thì bị khởi động lại liên tục thì ai mà nghĩ la nguồn cơ chứ, nhưng chính mình cũng đã gặp, đó là khách hàng mình đến thì chạy ngon lành cành đào, chạy cả buổi sáng ok, chiều đến lại bị, nhưng mình đến thì lại ngon lành cành đào, đợi đến lần thứ 3 mình ngồi đó cả ngày và cuối cùng thay nguồn khác thì khách hàng bảo ok, không bị nữa, thật là những bài học xương máu mới có được kinh nghiệm như vậy.

    4. Bị virus.

    [​IMG]

    Cái này thì khá đơn giản các bạn có thể sẽ không vào được windows, cái này bạn chỉ cần bấm phím để vào bios và ngồi chờ xem có bị nữa không, nếu không thì tiếp tục tìm nguyên nhân, bằng cách cài lại windows, nếu cài lại mà hết thì là OK, nếu cài lại mà không hết thì có thể nguyên nhân tiếp theo sẽ là RAM hoặc ổ cứng.

    5. Ram bị lỗi.

    [​IMG]

    Sau khi vào bios thì không bị, cài lại windows vẫn bị, thì giờ là lúc chúng ta hãy bấm F8 để vào safemode, nếu vào safemode mà không bị thì có thể nguyên nhân là Ram, vì trong môi trường safe là môi trường an toàn, tốn ít bộ nhớ, qua đó gánh nặng lên bộ nhớ tạm thời là Ram không bị, vì vậy để chắc ăn nữa các bạn hãy kiếm thanh ram khác ở máy đang chạy, cắm vào xem, và nhớ vào chế độ bình thường để windows nó sẽ tự test ram, mình khi đi mua ram, để kiểm tra ram có ngon hay không, bạn chỉ cần bảo cắm vào máy có windows7 và vào bình thường là ram OK, vì thằng windows 7 nó test bộ nhớ khá kỹ.

    6. Ổ cứng bị lỗi.

    [​IMG]

    Cái này thì đương nhiên rồi, nó lỗi thì làm sao mà vào được windows cơ chứ, các bạn có thể rút ổ cứng ra và bật lên thấy máy không bị đơ, không bị treo khi bấm phím bất kỳ thì có thể khẳng định bạn cần mua một ở cứng mới để thay cho chiếc máy của mình.

    7. Thiết bị ngoại vi.

    [​IMG]

    Cái này các bạn loại trừ cũng khá đơn giản, các bạn chỉ cần rút hết các thiết bị ra rồi sau đó bật máy, vì máy tính không cần chuột và bàn phím máy vẫn vào windows được mà, chính vì vậy nếu vào windows bình thường không bị khởi động lại thì các bạn sẽ cắm thiết bị từng cái 1 để phát hiện lỗi thiết bị nào.

    8. Main của bạn bị lỗi.

    Với tất cả các cách trên bạn đã thử mà vẫn bị thì có lẽ bạn cần vác cai main của bạn đến các chuyên gia thật rồi, vì chỉ có các cửa hàng sửa họ mới có thiết bị để kiểm tra xem main của bạn bị lỗi thiết bị nào, cái này thì các bạn đành phải chấp nhận thôi, không còn cách nào khác, vì các cách mình đã nêu hết trên đây rồi.

    [​IMG]

    Vậy các bạn đã có thể tự sửa chữa máy tính của mình rồi mà không phải mang đến thợ, vì thợ bây giờ nhiều loại lắm, tốt bụng cũng có, kiếm tiền trên xương máu người khác cũng có, chính vì vậy các bạn hãy đừng để để công sức của mình bỏ ra vô ích khi không nhận được những hành động like và chia sẻ để cộng đồng biết nhiều hơn về những cách này là mình đã vui lắm rồi.

    Xin cảm ơn mọi người.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này