Bí Quyết Thiết Lập Mối Quan Hệ Thành Công Trên Mạng Xã Hội

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Pussy, Thg 11 30, 2018.

  1. Pussy

    Pussy New Member Chuyển tiền Tìm chủ đề

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    950
    Internet đã và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng cho các doanh nghiệp từ sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội và website.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, trong nỗ lực cạnh tranh và thu hút tối đa sự chú ý của cư dân mạng, nhiều thương hiệu và những người làm truyền thông đang dần quên mất cách tạo dựng một mối quan hệ sâu sắc giữa khách hàng và doanh nghiệp.

    Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh online dồn nhiều tâm huyêt và công sức để xây dựng và phát triển cộng đồng khách hàng trên mạng xã hội. Những mối quan hệ ảo nhưng bền chặt cho phép bạn tạo dựng sự hợp tác chiến lược, từ đó đem đến những cơ hội giao thương và cộng tác. Vì vậy, vGing xin chia sẻ đến bạn 8 bí kíp để xây dựng và duy trì những mối quan hệ ấy.

    1. Chiến lược – không chỉ riêng với các ông lớn

    [​IMG]

    Nếu không có chiến lược, bạn sẽ không thể phát triển trên mạng xã hội

    Với các doanh nghiệp online hoặc khởi nghiệp, việc bị giới hạn về thời gian và nguồn lực để tham gia các mạng xã hội là điều khó tránh khỏi, vì vậy, tận dụng từng phút từng giây trên mạng xã hội là điều vô cùng quan trọng. Hẳn bạn đã nghe đến những thông tin và cách vạch ra chiến lược digital marketing hay cách thu hút khách hàng trên mạng xã hội từ các thương hiệu lớn. Có không ít chủ shop đang bỏ qua mục thông tin này. Thực tế, với quy mô của từng doanh nghiệp, xây dựng và thực hiện chiến lược quảng bá thông tin là điều rất cần thiết. Chỉ khi nào bạn biết được mình đang làm gì, đang tập trung vào đối tượng nào thì những bài post và thông tin chia sẻ mới có thể phát huy tính hiệu quả của chúng được.

    2. Tìm kiếm những người có tiếng nói trong cộng đồng

    Một trong những cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của số đông khách hàng là tìm kiếm những người có tiếng nói trong cộng đồng. Những influencer này có rất nhiều người theo dõi và chia sẻ của họ về doanh nghiệp sẽ là bệ phóng cho các thông tin và thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, trước khi tiếp cận và đạt được sự tin tưởng của những influencer này, bạn cần xây dựng tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho thương hiệu của mình trong các cộng đồng mục tiêu.

    3. Tham gia các cuộc thảo luận online

    [​IMG]

    Tham gia các cuộc thảo luận trên mạng xã hội

    Các cư dân mạng, khách hàng online rất nhạy cảm và ít có tính kiên nhẫn, nếu thông tin của bạn đột ngột xuất hiện ở khắp mọi nơi sẽ khiến khách hàng nghi ngờ và lo lắng. Nếu bạn tham gia các diễn đàn, các thảo luận trên mạng với những câu trả lời, chữ ký nhấp nháy sản phẩm hay luôn kêu gọi mọi người dùng thử sản phẩm. Chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng bị "ban" nick và liệt vào danh sách đen. Tham gia các cuộc thảo luận online là hoạt động không thể thiếu, nhưng điều bạn nên lưu tâm là cách gia nhập và trò chuyện cần tự nhiên. Tìm kiếm chính những cuộc trò chuyện hay diễn đàn mà bản thân bạn thấy thích thú và tham gia vào đó. Không chỉ giúp mở rộng thú vui của bản thân mà còn là cách rất tự nhiên để bạn chia sẻ thông tin và xây dựng lòng tin của những thành viên khác với mình.

    4. Chia sẻ thông tin hữu ích

    Trên môi trường trực tuyến, chúng ta thường theo dõi những người thường xuyên chia sẻ các thông hữu ích với chính người đọc. Thay vì lặp đi lặp lại hàng trăm lần thông tin sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng một cách cứng nhắc, tạo dựng và chia sẻ những thông tin được người dùng quan tâm hoặc tạo dựng một blog thông tin sẽ là hướng phát triển hợp lý cho bạn. Và ngay khi chia sẻ những thông tin ấy ra cộng đồng mạng xã hội, bạn sẽ nhanh chóng nhận được hàng trăm lượt share và bình luận từ những người quan tâm.

    5. Đừng spam thông tin

    Một trong những cách làm truyền thông mạng xã hội được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay là spam thông tin khắp mọi nơi. Nếu không nhanh tay truyền đi các thông tin sản phẩm và dịch vụ một cách nhanh chóng, các đối thủ khác sẽ nhanh chóng làm điều đó. Thời cơ và tính bất ngờ là những yếu tố cạnh tranh hàng đầu trong kinh doanh, nhưng nếu chỉ chăm chăm vào spam thông tin khắp mọi nơi, vô hình chung chính doanh nghiệp đang tự bôi đen thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng. Khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến và quan tâm đến bạn nếu những thông tin trên mạng xã hội của bạn thật sự hữu ích với họ.

    6. Xây dựng và phát triển trang blog cho thương hiệu

    Trang blog của bạn có thể là một trong những kênh thông tin hữu hiệu nếu được sử dụng đúng cách. Nếu chưa có kinh nghiệm cho việc xây dựng và quản lý blog, bạn có thể học hỏi từ các trang blog thương hiệu nổi tiếng hoặc sự tư vấn từ các chuyên gia, những người am hiểu truyền thông xã hội. Bên cạnh đó, các backlink chất lượng từ trang blog còn giúp tăng thứ hạng cho website và bạn có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đến khách hàng một cách tự nhiên, chuyên nghiệp.

    7. Chia sẻ và nhận lại

    Nếu bạn tìm thấy hoặc đang theo dõi những cá nhân mà bạn ngưỡng mộ, hãy bắt tay vào chia sẻ những thông tin của họ trên các trang mạng xã hội. Chia sẻ thông tin trên Linked hay đăng lại những bài blog của họ, share bài post trên facebook.. Họ sẽ rất cảm kích trước việc làm của bạn và chia sẻ lại những thông tin của bạn trên kênh của họ khi bạn cần sự giúp đỡ. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhiều cá nhân trên mạng xã hội sẽ đem lại hình ảnh tốt về bạn trong mắt khách hàng tiềm năng.

    8. Duy trì mối quan hệ trong cuộc sống thực

    Nếu những mối quan hệ trên mạng xã hội giúp bạn xây dựng và phát triển công việc kinh doanh, chìa khóa để duy trì và kéo dài những mối quan hệ ấy là hãy bước vào đời sống thực. Giới thiệu bản thân bạn trên các phần mô tả, thông tin người dùng và tạo những buổi gặp mặt thực tế, café hay ăn trưa là cách để kéo những người theo dõi trên mạng thành khách hàng tiềm năng của bạn. Mọi người đều có nhu cầu được kết bạn và chia sẻ, vì vậy những buổi gặp mặt thực tế này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

    Tìm kiếm, xây dựng và duy trì những mối quan hệ trên mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch digital marketing không chỉ cho các doanh nghiệp lớn mà còn quan trọng với các thương hiệu khởi nghiệp hoặc đang phát triển. Qua những chia sẻ của blog, bạn có thể chọn cho mình hướng phát triển phù hợp, xây dựng được lòng tin với khách hàng trên mạng xã hội.
     
  2. Đang tải...
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này